Tuesday 30 September 2014

Câu chuyện về chân phải và chân trái

Mỗi ngày, Chân phải và em trai - Chân trái-  trải qua cuộc sống hoàn toàn riêng  biệt, họ sống trong giày dép và những chiếc vớ khác nhau. Vì vậy, hội được vui vẻ và nghĩ ngơi bên nhau rất quý báu đối với họ.

           Anh em nhà chân đã làm việc rất chăm chỉ tất cả các buổi sáng, đi bộ lên  xuống một ngọn đồi trong nhiều giờ, mang thực phẩm cho  bếp và gỗ  để đốt lửa. Họ mang nước cho nhà bếp, nhà vệ sinh và cho cả những thùng chứa nước lớn. Họ thật sự vất vả và xứng đáng được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.

Sau những thời gian bận rộn , chân phải ngâm mình vào một dòng suối cùng với em trai của mình.  Chân trái rất dễ bị "nhột", và khi dòng nước mát lạnh chạy vào giữa các ngón chân của anh ta, anh ta sảng khoái đến rít lên, và cứ luồn lách mãi giữa dòng nước lạnh. Chân trái quả là một anh chàng ham chơi, đến nỗi anh trai Chân phải  phải ngồi đè lên mới giữ được anh ta không nghịch phá. Dòng nước lạnh làm cho anh em họ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Sau khi tắm mát, họ chèo thuyền cùng nhau trên sông, kể cho nhau nghe về những công việc họ đã làm, vất vả như thế nào. Và họ tranh luận rằng, có thể mọi thứ sẽ khác nếu họ được sinh ra như bàn tay.

"Bọn bàn tay có nhiều niềm vui hơn chúng ta" Chân trái nói.

"Vớ vẩn" Chân phải nói. "Chúng ta quan trọng hơn bàn tay. "

Im lặng và suy nghĩ 1 lúc , Chân trái nói: "Nhưng chúng ta lại không thể cầm hoặc nhấc mọi thứ, chúng ta cũng không thể chơi piano , không thể vẽ hay làm việc như họ "

Chân phải gật đầu, "Nhưng  hãy nghĩ về những gì chúng ta có thể làm", chân phải nói "Chúng ta có thể đứng, đi bộ và chạy; chúng ta có thể đá và ngọ nguậy các ngón chân , chúng ta có thể leo bậc thang và nhảy . Thật thú vị ".

"Bàn tay phải làm việc liên tục mà không được nghĩ ngơi".Chân phải nói : " Anh rất vui vì chúng ta là Bàn chân em trai ạ ".

Một ngày nọ, chân trái đáng thương vấp phải một tảng đá lớn và sưng to hai ngón chân. "Ouuccch", chân trái hét lên và đi khập khiễng vì bị thương. Tất nhiên, Chân Phải không thể nghe thấy vì Chân Phải đang ở trong một chiếc giày khác. Vào cuối ngày , Chân Trái cho anh trai xem thấy vết thương của mình . "Em cần  gặp bác sĩ ngay  ", Chân Phải nói, "em không thể mang giày được đâu ".

Khi bác sĩ khám chân nhìn vào các ngón chân thâm tím và móng chân bị  bầm đen do tổn thương , ông nói, " chuyện gì đã xảy ra với anh vậy?.Tôi tưởng tượng anh sắp không thở được nữa" . Bác sĩ làm sạch tất cả các vết cắt và làm Chân Trái thoải mái. Anh ta thực sự khỏe mạnh trở lại.

Comfy nói "Bạn nên luôn luôn cẩn thận khi đá trúng những vật cứng. Bạn có thể gây tổn hại xương bàn chân hoặc móng ở ngón chân của bạn; đôi khi điều này sẽ gây ra thay đổi hình dạng chân của bạn . Nếu bạn đang lo lắng về đôi chân của bạn hoặc cần tư vấn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên về bàn chân ngay".

 

 

Tổng kết của Comfortor Việt Nam tại triển lãm Y Tế Quốc tế lần 9 quận 7

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất giày dép phục vụ cho tất cả mọi người và đặc biệt các bệnh nhân tiểu đường, đau xương khớp, bà bầu, các vận động viên thể thao, trẻ em và những người muốn chăm sóc sức khoẻ đôi chân. Vào tháng 5/2014, công ty TNHH Comfortor Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với lĩnh vực kinh doanh và cung cấp giày dép vì sức khỏe cho cộng đồng.

Sản phẩm giày dép Comfortor tại triển lãm Y Tế Quốc tế lần 9

Tháng 9/2014 Công ty Comfortor Việt Nam chính thức mang thương hiệu giày dép Comfortor – Giày dép vì sức khoẻ người Việt vào thành phố Hồ Chí Minh với việc tham gia triển lãm Y Tế Quốc tế lần thứ 9 tại Tp.HCM đã diễn ra từ ngày 24-26/9/2014. Đây được xem như bước đi đầu tiên của công ty tại khu vực miền Nam, góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.

Gian hàng của Comfortor Việt Nam tại triển lãm Y Tế Quốc tế lần 9

Tại triển lãm, khách khi đến gian hàng của Comfortor Việt Nam đầu tiên được kiểm tra sức khỏe bàn chân miễn phí bằng máy Scan chân 3D.

Khách đang kiểm tra chân bằng máy scan chân 3D

Sau đó, với kết quả kiểm tra những chuyên gia nước ngoài của Comfortor đã tận tình giải thích kết quả cho từng người và tư vấn trực tiếp những sản phẩm giày dép phù hợp cho người có vấn đề về bàn chân.

Tư vấn viên Comfortor đang tư vấn và chọn sản phẩm giày cho khách

Đặc biết, đối với những khách lớn tuổi và những người có bệnh tiểu đường, xương khớp và bà bầu các chuyên gia còn giúp cho khách hiểu được sự nguy hiểm về các biến chứng bàn chân, tư vẫn cho họ về cách chăm sóc bàn chân, cách giữ cho đôi chân khỏe mạnh nhất, những công việc cần thiết để bảo vệ bàn chân, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Khách đang mang thử sản phẩm giày của Comfortor

Bàn chân được coi là "trái tim thứ hai" của cơ thể, chính vì vậy Comfortor muốn nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bàn chân cũng như tầm quan trọng của việc lựa chọn giày dép đúng cách cho mọi người để bàn chân luôn được bảo vệ, nâng niu và chăm sóc…

Chỉ trong 3 ngày của triển lãm Y Tế Quốc tế đã có hơn 3000 lượt khách tham quan và Comfortor Việt Nam đã kiểm tra sức khỏe bàn chân cho 591 khách và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng. Hiểu được sự quan trọng của việc bảo vệ đôi chân rất nhiều khách đã tỏ ra hân hoan khi tìm được một sản phẩm hỗ trợ cho chân mình từ Comfortor, không đơn giản chỉ là tốt cho sức khỏe mà giày dép như một người bạn cùng vượt qua những khó khăn của bệnh tật.

Như chị Thanh Thúy ở quận 11, sau khi được tư vấn chị đã chọn cho chị một đôi giày jasper white xinh xắn từ Comfortor với nhận xét rằng: "Giày của Comfortor nhìn bằng mắt thường cũng thấy chất lượng tốt hơn hẳn so với những giày dép thông thường, nó chắc chắn và giúp giữ thăng bằng cho đôi chân tuy sản phẩm chưa đa dạng mẫu mã lắm." Hay như Ms. Alice đến từ Đài Loan cũng đã chọn không những cho chính mình một đôi giày mà còn mua tặng cho ba mẹ với nhận xét: "Your product makes me feel comfortable when I stand long time". (Giày của Comfortor cho tôi cảm giác thoải mái khi đứng lâu)

Ba ngày triển lãm đã diễn ra thật tốt đẹp vượt ra ngoài sự mong đợi của Comfortor Việt Nam. Sự tham gia đông đảo của mọi người chính là sự động viên to lớn đối với nhân viên làm việc tại Comfortor Việt Nam khi đã đem đến cho mọi người một nhận thức mới về sức khỏe bàn chân và những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe chưa từng có ở Việt Nam.

Qua triển lãm lần này, Comfortor mong mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chăm sóc đôi chân, những tổn thương nào có thể gây nguy hại đến bàn chân để từ đó nhận thức rõ ràng hơn về việc bảo vệ và chăm sóc đôi chân của mình.

Và Comfortor đang nỗ lực hết sức để các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Comfortor trở thành thương hiệu dẫn đầu tại thị trường Việt Nam và thực hiện tuyệt đối sứ mệnh Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 


 

 

 

Sunday 21 September 2014

Thống kê và các số liệu về bàn chân

Hãy kiểm tra các số liệu thống kê dưới đây:

1.     Người trưởng thành trung bình bước bao nhiêu bước một ngày?

4000- 6000 bước một ngày và bàn chân của chúng ta sẽ đưa chúng ta đi quãng đường tương đương với năm lần quanh trái đất trong suốt cuộc đời.

2.     Có bao nhiêu % dân số trưởng thành gặp vấn đề ở bàn chân?

Khoảng 75% - 80% dân số trưởng thành gặp các vấn đề về chân.

3.     Mỗi năm có bao nhiêu ngày làm việc bị mất vì chứng đau lưng ở phụ nữ?

Có 44 triệu ngày làm việc bị mất mỗi năm và  các vấn đề về chân của phụ nữ cao gấp bốn lần so với nam giới; một yếu tố góp phần vào tỷ lệ này chính là thói quen mang giày cao gót của nữ giới.

4.     Phần nào của cơ thể có nhiều tuyến mồ hôi so với nơi khác?

Bàn chân của chúng ta có chính xác 250.000 tuyến mồ hôi và cho ra khoảng nửa lít mồ hôi mỗi ngày.

5.     Bao nhiêu phần trăm người nghĩ rằng đôi chân là phần hấp dẫn nhất ở cơ thể của họ?

20% phần trăm số người nghĩ rằng đôi chân là phần hấp dẫn nhất ở cơ thể của họ. Có nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để giữ cho đôi chân của bạn hấp dẫn, khỏe mạnh và trong trạng thái tốt nhất.

Tại sao phụ nữ  gặp vấn đề  về chân nhiều hơn nam giới?

Một nghiên cứu của Mỹ đã kêu gọi "Chỉ mang những đôi giày vừa vặn", nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng, trong số mười phụ nữ được khảo sát thì có đến chín người đang mang giày quá nhỏ, và sau 60 tuổi, khoảng 70% phụ nữ sẽ gặp nhiều vấn đề viêm xương khớp ở chân.

Giải pháp chăm sóc chân từ Comfortor

Khi có tuổi, đôi chân của bạn có xu hướng nở rộng ra, nhưng rất ít phụ nữ đo lại kích cỡ bàn chân sau 20 tuổi. Những vấn đề về chân phổ biến nhất xuất hiện sau thập niên 40, 50, và 60. Nếu  yêu cầu của người phụ nữ về các loại giày dép ngày càng nâng cao hơn và các sản phẩm dần thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng, thì chắc chắc các vấn đề về chân sẽ ít xảy ra.

 

Friday 19 September 2014

Bác sĩ chuyên khoa bàn chân

Nếu hiện tại bạn nhận thấy thể gặp nguy cơ bị loét chân hay các vấn đề về chân  khi vận động, bạn có thể  liên hệ với các bác sĩ hoặc y tá tại các bệnh viện để kiểm tra bàn chân mỗi năm một lần. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, nếu bạn có nguy cơ  bị loét chân cao, bạn phải thực hiện các cuộc kiểm tra 1 cách thường xuyên bởi các chuyên gia chăm sóc bàn chân.

Bạn cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ bàn chân tại các trung tâm y tế nếu bạn thấy bất kỳ những điều sau đây ở đôi chân của bạn:

ü  Một vết thương ở da chân và chảy mủ.

ü  Làn da thay đổi màu sắc, trở nên đỏ hơn, xanh hơn, nhạt màu và đen một phần hoặc tất cả bàn chân.

ü  Vết  sưng phồng ở bàn chân.

ü  Bạn cũng nên xin một cuộc hẹn khẩn cấp với bác sĩ, nếu bạn thường cảm thấy ít hoặc không có cảm giác ở bàn chân của bạn, hoặc đột nhiên gặp một cơn đau không rõ nguyên nhân gây khó chịu, đặc biệt là nếu vùng da trên chân ấm nóng hơn một chút , khi so sánh với cùng một chỗ khác trên chân.

ü  Nếu bạn thấy một đốm đỏ hoặc đen trong mô sẹo hoặc tại một điểm của một bắp, bạn nên gặp chuyên gia càng sớm càng tốt, bất kể cho dù vết đó có đau hoặc không đau. Điều này thường là một dấu hiệu của áp lực quá mức đã dẫn đến việc chảy máu cục bộ dưới da. Nếu để lại một vùng như vậy có khả năng phát triển thành một vết loét cần điều trị kéo dài.

Vậy người chuyên gia sẽ giải quyết được những vấn đề  gì ?

Một chuyên gia  chuyên chăm sóc và giải quyết các vấn đề về bàn chân  còn được gọi là  một bác sĩ chuyên khoa bàn chân.

Các chuyên gia sẽ kiểm tra sự tuần hoàn máu ở bàn chân và các dấu hiệu về sự mất cảm giác ở bàn chân của bạn. Việc tuần hoàn máu sẽ được kiểm tra bằng cách quan sát màu sắc của da, kiểm tra các xung ở bàn chân và chuyên gia sẽ hỏi bạn về  các cơn đau ở chân như thế nào. Thông thường, mọi người có hai điểm để kiểm tra đôi chân của mình: một trong những điểm đầu ngón chân  (dorsalis da chân) và một ở bên trong của mắt cá chân (xương chày sau), thường xuyên nhất là chuyên gia  sẽ kiểm tra các xung bằng cách cảm nhận xung với ngón tay của mình. Đôi khi, họ sẽ sử dụng một  máy quét bằng tay nhỏ (gọi là doplar) để kiểm tra nhịp đập.

Khả năng cảm nhận hay còn gọi là cảm giác thường được  kiểm tra bằng một sợi  dây đơn và âm thoa. Các sợi dây đơn là một  đoạn dây thăm dò bằng nhựa được thiết kế để khóa ở áp suất nhất định, và sẽ chỉ ra các mức độ của sự mất cảm giác.

Các chuyên gia cũng xem xét các dấu hiệu của việc biến dạng bàn chân hoặc áp lực dồn lên chân có dấu hiệu quá tải hay không, dựa vào đó, các chuyên gia có thể đưa ra sự tư vấn về giày dép  hoặc đế lót trong của giày để phù hợp với đôi chân của bạn.

Sản phẩm Giầy dép COMFORTOR chính là lựa chọn thích hợp để bảo vệ đôi chân của bạn. Với mẫu mã đa dạng và nhiều kích cỡ cho các bạn có thể lựa chọn để phối hợp các kiểu trang phục khác nhau, đế giày được thiết kế nhằm bảo vệ tốt đôi chân của bạn.

Bằng việc cân bằng và duy trì ổn định đôi chân, đệm chân Comfortor sẽ nâng cao hiệu suất hoạt động của cơ thể, giúp giảm các cơn đau và góp phần nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Các sản phẩm đa dạng của Comfortor có chức năng như một liệu pháp điều trị sức khỏe chuyên nghiệp với từng bước đi của bạn.

Bạn có thể tham khảo website của Comfortor: www.comfortor.com.vn

 

Thursday 18 September 2014

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến đôi chân

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến đôi chân của bạn theo nhiều hướng. Một trong những thay đổi đầu tiên mất cảm giác ở bàn chân, thường bắt đầu từ các ngón chân. Đây gọi là triệu chứng thần kinh ngoại vi. Các chuyên gia luôn tư vấn là phải mang giày vừa vặn,  khi mua giày mới, chân phải được đo một cách chính xác.

Thế giới giày dép vì sức khỏe từ Comfortor

Một trong những hướng đầu tiên mà bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến cho đôi chân của bạn là việc mất cảm giác ở đôi chân, thường bắt đầu từ các ngón chân. Bạn sẽ cảm giác đôi chân bạn như đang ở trong sợi len hoặc bị tê cứng, đây gọi là các triệu chứng thần kinh. Các dấu hiệu mất cảm giác ở cho đôi chân sẽ tăng lên cùng với số năm mà bạn mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy rằng có đến một phần ba số người bị tiểu đường bị mất cảm giác ở đôi chân.

Khi bắt đầu, các triệu chứng thần kinh tăng dần dần và thường những người phát triển các biến chứng này không tìm ra nguyên nhân. Thông thường, nó xảy ra từ 7 đến 10 năm sau khi mắc bệnh tiểu đường, trong một số trường hợp có thể xảy ra sớm hơn khi mà lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.

Nếu bạn đã bị mất cảm giác ở đôi chân, bạn có thể sẽ vô tình gây tổn thương cho đôi chân của bạn. Bạn có thể đứng trên các vật sắc nhọn như kiềm cắt móng tay, thậm chí xuyên qua da đến tận xương mà không nhận ra sự đau đớn đó. Nếu không chú ý và không được điều trị hợp lý, vết thương sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến phẫu thuật cắt bỏ chi. Kết quả trên hoàn toàn có khả năng xảy ra với bạn, trừ khi bạn ý thức được vấn đề và tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia chăm sóc bàn chân.

Điều này giải thích tại sao, mỗi năm, các chuyên gia chăm sóc bàn chân luôn kiểm tra khả năng áp lực đặt lên lòng bàn chân và các ngón chân của bạn. Nếu bạn đã được cảnh báo trước rằng , bạn đã hoặc sẽ bị mất cảm giác, thì bạn có thể làm giảm nguy cơ xảy ra bằng cách thực hiện việc kiểm tra hàng ngày cho đôi chân của bạn, và các biện pháp phòng ngừa như: không đi chân trần hoặc ngồi quá gần đám lửa.

 

Thỉnh thoảng, những người bị mất cảm giác có thể cảm thấy đau rát ở chân. Cơn đau có thể trầm trọng hơn vào ban đêm. Vớ và giày dép cũng là một phần lí do gây ra cơn đau này. Đây gọi là đau thần kinh ngoại biên. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng như trên thì bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tiểu đường hoặc các chuyên gia chăm sóc bàn chân của bạn, vì trong vài trường hợp, chúng ta có thể có khả năng giảm bớt những cơn đau này.

Để bảo vệ đôi chân thì Comfortor chính là giải pháp chăm sóc chân thích hợp dành cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giày dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cùng với tay nghề cao đã và đang giúp cho các sản phẩm giầy dép vì sức khỏe Comfortor nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Bạn có thể tham khảo website của Comfortor tại: www.comfortor.com.vn

 

Thursday 11 September 2014

Đi bộ đúng cách có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Theo một nghiên cứu, đi bộ nhanh xen kẽ thong thả giúp người bị tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn là đi bộ đều đều cùng một tốc độ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từng nhấn mạnh giá trị của việc rèn thói quen đi dạo với nhiều cường độ khác nhau. Nghiên cứu mới đây nhất của họ đã phân tích kỹ thuật đi bộ này giúp người bệnh.

Để tiến hành nghiên cứu, người bị tiểu đường tuýp 2 được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm. 12 người trong nhóm một được chỉ dẫn cách đi bộ nhiều cường độ, nhóm thứ 2 gồm 12 người được chỉ định đi bộ nhanh và nhóm thứ 3 là nhóm đối chứng.

Ảnh: wellbeingwire.

Việc đi bộ tiến hành trong 4 tháng, mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi một giờ. Mỗi người tham gia được theo dõi cụ thể. Nhóm nghiên cứu dùng một thiết bị đo lượng đường và insulin trong máu của các tình nguyện viên khi bắt đầu và kết thúc quá trình.

Kết quả, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng đường trong máu chỉ được cải thiện ở nhóm đi bộ nhanh kết hợp chậm (nhóm 1). Điều này có thể do tăng độ nhạy cảm insulin, hay nhìn chung là cách cơ thể sử dụng insulin được cải thiện.

Chuyên gia cũng cho rằng cần có thêm nghiên cứu để xác định liệu những tác dụng có lợi với nhóm 1 có tiếp tục và giúp cải thiện sức khỏe về lâu về dài hay không. Từ đó mới áp dụng phương pháp đi bộ nhanh - chậm cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia của Hiệp hội nghiên cứu tiểu đường châu Âu.

Đến nay cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường tuýp 2 là theo đúng chỉ định thuốc của bác sĩ và giữ cân nặng ở mức vừa phải bằng cách thể dục thường xuyên. Duy trì chế độ ăn cân bằng lành mạnh, ít muối, chất béo và đường, nhiều rau và hoa quả.

Khánh Vy (Theo webmd)

 

Wednesday 10 September 2014

Ngủ đúng “bài” để tránh tiểu đường

Mối liên hệ mật thiết giữa chất lượng của giấc ngủ và bệnh tiểu đường không còn là phỏng đoán từ khi chuyên gia ngành nội tiết ở Mỹ chứng minh người thường ngủ không đủ 5 giờ mỗi đêm dễ bị bệnh tiểu đường khi vượt qua độ tuổi 40, nếu so sá nh với nhóm đồng niên ít khi bị mất ngủ.

Lý do rất đơn giản. Cảm giác mỏi mệt do ngủ không đủ khiến hệ thần kinh hiểu lầm là cơ thể thiếu năng lượng. Tuyến yên khi đó ra lệnh cho tụy tạng phóng thích nội tiết tố insulin nhiều hơn nhu cầu trong thực tế nhằm thoái biến chất đường để sinh năng lượng. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại quá thường do nạn nhân thiếu ngủ thường xuyên thì tụy tạng đến lúc nào đó phải kiệt lực. Bệnh tiểu đường khi đó thành hình một cách oan uổng.


Nhưng trái lại, nếu tưởng ngủ càng nhiều càng tốt, ngủ càng nhiều càng ngừa được bệnh tiểu đường thì lầm. Các nhà nghiên cứu đồng thời cũng ghi nhận người ngủ quá nhiều cũng là miếng mồi ngon của bệnh tiểu đường. Lý do là vì đa số người dậy trễ ít khi là người đã ngủ một giấc ngon lành.Trái lại, họ thường nằm nướng trên giường hay ngủ mê mệt khi trời gần sáng vì hoặc đã chợp mắt quá trễ, như thường gặp ở phụ nữ mãn kinh hoặc thức giấc giữa đêm khuya và trằn trọc đến gần sáng như trường hợp ở nam giới bước vào giai đoạn mãn dục nam. Nói cách khác, họ tuy ngả lưng thậm chí lâu hơn 8 giờ nhưng trên thực tế vẫn ngủ không hơn 5 giờ. Tuyến thượng thận khi đó ghi nhận cảm giác vừa mỏi mệt vừa bực tức vì tuy có ngủ nhưng cứ như chưa chợp mắt như một thể dạng stress và phóng thích nội tiết tố corticosteroid làm tăng lượng đường trong máu mặc dù bệnh nhân không hề hảo ngọt trong đêm! Tình trạng này lúc đầu tất nhiên cũng được điều chỉnh bởi tụy tạng nhưng đến lúc nào đó sẽ trở thành bất trị. Bệnh tiểu đường khi đó không mời vẫn đến.

Đi xa hơn nữa, chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ ở Stuttgart - Đức khuyên người muốn tránh tăng đường huyết:

- Đừng ngủ gà ngủ gật trước máy truyền hình vì khi đứng lên vào giường sẽ mất giấc vì phản ứng sai lệch của trung khu điều hành giấc ngủ theo lối diễn dịch đêm đã qua rồi ngủ thêm chi nữa!

- Tập thói quen ngủ đúng giờ, tốt nhất đừng trễ hơn 22 giờ, bằng cách áp dụng phản xạ có điều kiện như đọc quyển sách quen thuộc, nghe bản nhạc ưa thích. Tốt hơn nữa là tập thiền đúng giờ trước khi ngủ. Đừng quên là chuyên gia về giấc ngủ đã chứng minh đường huyết và huyết áp đều giảm sau 10 phút quên đời đen bạc bằng cách chỉ tập trung theo dõi nhịp thở.

- Dùng thuốc có kẽm và crôm vào buổi sáng nếu đêm trước mất ngủ vì 2 khoáng tố này cần thiết để triển khai tác dụng điều chỉnh đường huyết của insulin. Thầy thuốc đã biết từ lâu là đường huyết dễ dao động nếu thiếu 2 khoáng tố này. Kẽm và crôm lại rất dễ thiếu, phần vì không được dự trữ, phần vì cơ thể tiêu thụ rất rộng tay khi gia chủ mất ngủ. Đã thiếu vốn lại thêm xài hào phóng hỏi sao không cạn túi!

Ai cũng biết ăn được, ngủ được là tiên. Giấc ngủ chắc chắn quan trọng. Bằng chứng là xưa nay nào có nghe tiên bị tiểu đường bao giờ?!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

 

Tuesday 9 September 2014

Phòng bệnh lý bàn chân ở người tiểu đường

Người bị đái tháo đường nên tạo thói quen tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, rửa chân sạch sẽ, mang vớ, giữ gót chân không chai sần... 

·          

Hiểu đúng về căn bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa những biến chứng hay gặp nhất là bệnh lý bàn chân tiểu đường. Ảnh: News.

Kiểm soát lượng đường huyết, ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể chất đều đặn là những nguyên tắc vàng giúp ngăn ngừa và trì hoãn bệnh lý bàn chân tiểu đường cũng như tim mạch, thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, cần tuân thủ lịch đo đường huyết định kỳ và kiểm tra các thông số huyết áp, cholesterol trong máu, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến cáo nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Dù không thấy những dấu hiệu cụ thể như đổi màu, lở loét, sưng hay đau, bạn vẫn cần thường xuyên kiểm tra chân để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Vấn đề vệ sinh cần được chú ý đặc biệt, nên rửa chân với nước ấm, không nóng hoặc lạnh quá, nên cắt móng chân mỗi tuần hoặc khi móng dài. 

Hãy giữ cho gót chân không bị chai hay đóng vảy sừng. Trong trường hợp phát hiện gót chai hoặc nhiều vảy sừng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết cách xử lý. Không nên quá lo lắng mà chà xát mạnh hay tự ý cắt da vảy sừng vùng gót chân dễ gây nhiễm trùng.

Dù ở trong nhà hay đi ra ngoài, bệnh nhân tiểu đường không nên để chân trần vì dễ gây tổn thương lòng bàn chân. Nên dùng vớ và giày, dép mềm. Khi ngồi hãy để thẳng chân, không để bị tắc mạch máu do gập gối quá lâu. Bên cạnh đó, cần duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tránh vận động gắng sức.

 

Sunday 7 September 2014

Kiểu giày dép giúp mẹ bầu thoải mái suốt thai kỳ

 Mang một đôi giày, dép phù hợp sẽ giúp mẹ bầu thoải mái di chuyển và bớt khó chịu với đôi chân phù nề, nặng trịch.

9 tháng 10 ngày mang thai là thời điểm đôi chân bạn chịu nhiều áp lực vì phải nâng đỡ toàn phần cơ thể đã tăng cân khá nhiều. Do đó, để giúp đôi chân thoải mái khi mang giày dép, mẹ bầu cần lưu ý chọn những món đồ phù hợp.

Cùng điểm danh những đôi giày hoàn hảo cho mẹ bầu nhé!

 

Mẹo chọn giày đẹp, an toàn khi bầu bí

 

Chọn cỡ giày

Cỡ giày lý tưởng cho bà bầu phải được lưu ý cả về chiều dọc và chiều ngang của bàn chân. Chiều dài được đo từ gót đến ngón dài nhất và cộng thêm 2 - 3 cm; chiều ngang là phần rộng nhất của đôi giày ứng với số đo từ ngón cái đến ngón út ở đoạn tiếp giáp giữa các ngón chân với phần mu bàn chân.

Giải pháp chăm sóc chân cho các mẹ bầu từ Comfortor

 

Độ cao

Các chuyên gia khuyến cáo chiều cao lý tưởng cho giày của bà bầu là từ 2-3cm. Đồng thời, bà bầu cũng nên chọn giày có độ dốc vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi. Lưu ý phần đế giày nên có các đường vân hình sóng hoặc phải có điểm bám tốt để tạo lực ma sát với mặt đường, tránh nguy cơ trơn trượt, té ngã.

 

Kiểu dáng và chất liệu

Mẹ bầu không nên chọn những đôi giày có quai dây thắt buộc rườm rà vì sẽ gây khó khăn khi mang do chị che khuất bởi chiếc bụng bầu. Thay vào đó, chị em hãy chọn những đôi giày búp bê, giày mọi hay sandal có quai chun co giãn thoải mái sẽ giúp mẹ bầu di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, chúng sẽ giúp đôi chân bà bầu có thêm không gian để "thở".

Về chất liệu giày bà bầu nên chọn những đôi giày, dép mềm, có tính đàn hồi tốt, phần đế lót êm ái và thấm hút cao.

 

Thời điểm mua giày

Chị em nên mua giày cho 6 tháng đầu và cho 3 tháng cuối thai kì, do 2 thời điểm này chân có sự thay đổi khác nhau rõ rệt. Đồng thời bà bầu cũng nên mua giày vào buổi chiều, kiểm tra độ chắc cũng như độ co giãn của đế bằng cách gập và vặn vùng này. Để chân không bị gò bó quá nhiều, hãy thay giày ít nhất 2 ngày/ lần và để giày ở nơi thoáng khí ít nhất 8 tiếng trước khi cất vào tủ hay hộp.

 

Giữ vệ sinh

Do trong thời gian bầu bí, lượng mồ hôi ở chân sẽ gia tăng nhiều, nên bà bầu cần giữ vệ sinh đôi chân thật kỹ, thường xuyên rửa chân và giữ chân khô ráo. Ngoài ra có thể dùng thêm bột hút ẩm để rắc vào giày dép giúp chúng luôn khô thoáng, giảm bớt mùi hôi và tránh trơn trượt.

Comfortor

Nhằm đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc đôi chân của các mẹ bầu, Từ một nhà cung cấp các thiết bị chỉnh hình trong nước, Comfortor đã lớn mạnh thành công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc chân hiệu quả hàng đầu trên thế giới.

Sản phẩm Giầy dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cùng với tay nghề cao đã và đang giúp cho các sản phẩm giầy dép vì sức khỏe Comfortor nổi tiếng và được nhiều người mến mộ.

 

Với mẫu mã đa dạng và nhiều kích cỡ cho các mẹ bầu có thể lựa chọn để phối hợp các kiểu trang phục khác nhau, đế giày được thiết kế nhằm bảo vệ tốt đôi chân của mẹ bầu

 

·          

·          

SẢN PHẨM ĐẾ GIÀY HỖ TRỢ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ SINH HỌC CỦA BÀN CHÂN

 

Bằng việc cân bằng và duy trì ổn định đôi chân, đệm chân Comfortor sẽ nâng cao hiệu suất hoạt động của cơ thể, giúp giảm các cơn đau và góp phần nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Các sản phẩm đa dạng của Comfortor có chức năng như một liệu pháp điều trị sức khỏe chuyên nghiệp với từng bước đi của bạn.

Bạn có thể tham khảo website của Comfortor: www.comfortor.com.vn

Hotline: 0905 119 590

 

Friday 5 September 2014

Sai lầm phổ biến trong việc chọn giày của mẹ bầu

Bầu bí là thời điểm đôi bàn chân bạn chịu nhiều áp lực nhất vì phải nâng đỡ toàn phần cơ thể đã tăng cân quá mức trong thời gian ngắn, có khi tăng đến hơn 20 kg suốt thai kỳ. Do đó, để đảm bảo đôi chân không bị "quá tải", việc chọn giày dép khi thai nghén trở nên rất quan trọng với bất kỳ mẹ bầu nào. Ngoài ra, 1 đôi giày êm chân, gọn gàng và có đế bám tốt còn giúp mẹ bầu tránh được các rủi ro trượt ngã rất nguy hiểm, nhất là vào những tháng cuối, khi bụng bầu quá to làm trọng tâm của bạn bị thay đổi, dẫn đến thường xuyên va vấp, mất thăng bằng.


Khi mang thai chân bạn sẽ to ra rất nhiều so với thời son rỗi. (hình minh họa).

Cùng với trọng lượng cơ thể gia tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, chân bạn cũng bắt đầu to ra. Ngoài lý do tăng cân, sự can thiệp của hormone relaxin làm lỏng các gân, cơ cũng làm cho chân bạn bị phình ra đáng kể. Khi đó, những đôi giày cũ với kích thước trước đây sẽ không còn vừa vặn với bạn nữa. Mang giày chật trong thời kỳ bầu bí sẽ làm cho bàn chân bạn bị o ép trong không gian quá bức bối, làm cho chứng ứ nước ở bàn chân vốn rất phổ biến ở bà bầu lại càng có dịp hoành hành.

Ngoài ra, khi mang bầu, chị em rất dễ gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch, thường xuyên xảy ra ở chân, làm cho các tĩnh mạch dưới da bị sưng lên, gây đau nhức. Để hạn chế tình trạng này, các chuyên gia khuyên bà bầu nên chọn những loại vớ dày và không mang giày quá bó chặt. Đó là những nguyên nhân vì sao bạn phải quyết tâm sắm sửa ngay những đôi giày mới, vừa chân hơn và giúp chân nâng đỡ cơ thể tốt hơn.

Đã quyết định sẽ sắm sửa những đôi giày mới vừa vặn hơn, nhưng như thế không có nghĩa là mẹ bầu nào cũng có kinh nghiệm chọn giày phù hợp trong thai kỳ, nhất là với những chị em mới lần đầu làm mẹ. Vì thế vô tình cũng dẫn đến 1 số hệ lụy xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của cả mẹ và bé. Sau đây là những sai lầm thường gặp nhất ở bà bầu khi chọn giày trong suốt thời kỳ thai nghén:


Mang giày cao gót, dù phần đế chỉ từ 4 – 5 cm, cũng  là điều "tối kị" với sức khỏe bà bầu. (hình minh họa)

- Chọn giày rộng để "trừ hao". Thay vì sắm 1 đôi giày thật vừa vặn vào 6 tháng đầu, và thêm 1 đôi nữa cho 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều bà bầu lại tiết kiệm hơn bằng cách chọn 1 vài đôi có kích cỡ rộng vào những tháng thai nghén đầu tiên để dự trù sau này khi chân to ra sẽ khỏi phải mua thêm giày mới. Đây là 1 sai lầm khá nguy hiểm cho sức khỏe, bởi việc mang giày không tương thích với chân có thể gây đau ở các vùng khác nhau như gót, cổ chân, các ngón chân, thậm chí ở cẳng chân, khớp gối hoặc vùng thắt lưng do làm tăng áp lực đến các cơ bắp. Bà bầu có thể dễ dàng nhận biết mình đã mang giày không thích hợp bằng cách quan sát xem có các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân … hay không. Các nốt chai lâu ngày không được xử lý có thể bị loét hay nhiễm trùng chân.

Ngoài ra, bà bầu khi mang giày hay dép quá rộng rất dễ bị viêm, chấn thương chân như bong gân, dễ trượt ngã do bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày, các đầu ngón chân phải quặp xuống để gắng sức bấu chặt vào mặt đất khi di chuyển ….

- Quá chuộng giày cao gót. Do khi mang bầu, thân hình chị em bị "phì nhiêu" hơn trước rất nhiều, nên nhằm cứu cánh cho ngoại hình, không ít bà bầu chọn giày cao gót để làm bạn đồng hành khi đi chơi hay đến công sở. Thật ra, những đôi giày cao gót, dù phần đế chỉ khoảng 4 – 5 cm cũng có thể gây hại cho bà bầu. Việc thường xuyên mang giày cao gót, nhất là những kiểu giày có phần mũi nhọn, thường làm thay đổi tư thế người mang, làm gia tăng áp lực lên lưng, đầu gối, gây nên các bệnh lý như viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, làm viêm, biến dạng khớp ngón chân cái, ngón út. Với bà bầu, ngoài các mặt bất lợi trên, giày cao gót còn làm tăng đáng kể áp lực lên các khớp, vốn đã chịu nhiều sức ép do trọng lượng cơ thể gia tăng nên dễ mắc các chứng bệnh ở bàn chân, cẳng chân, lưng và làm tăng nguy cơ té ngã rất nguy hiểm cho 2 mẹ con.


Khác với quan niệm phổ biến của nhiều chị em, giày đế bằng lại không hẳn tốt cho sức khỏe mẹ bầu nếu dùng thường xuyên trong thời gian dài (hình minh họa)

- Giày đế bằng chưa hẳn đã tốt. E ngại "tác dụng phụ" nguy hiểm của giày cao gót, nhiều chị em thai phụ lại chuyển qua làm bạn với giày đế bằng trong suốt thời kỳ bầu bí. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giày đế bằng không hẳn sẽ tốt cho sức khỏe đôi chân và cả cơ thể của bà bầu. Nguyên nhân là do trong thời gian bầu bí, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng cơ thể gia tăng làm dây chằng ở chân bị yếu đi, trong khi đây lại là hệ thống đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, bụng to lên rất nhiều, bắt buộc cột sống lưng phải uốn cong về phía sau để giữ thăng bằng. Lúc này, nếu bà bầu đi giày bệt, tuy an toàn hơn giày cao gót nhưng lại làm trọng tâm cơ thể dồn về phía sau chân, khi đứng thẳng hoặc di chuyển trong thời gian dài dễ làm chân và lưng bị đau.