Wednesday 28 January 2015

Cách làm lành nhanh vết lở loét bàn chân do tiểu đường

Là biến chứng thần kinh nguy hiểm của bệnh nhân đái tháo đường hầu hết vết lở loét bàn chân do tiểu đường đều mang lại hậu quả nặng nề. Bệnh nhân có thể phải cắt cụt chân, gây tàn phế. Bệnh nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì có thể tránh được tình trạng phải cắt cụt chân.

Loét bàn chân do tiểu đường.

Nguyên nhân lở loét bàn chân do tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường bị viêm đa dây thần kinh, lan tỏa đến các chi và đặc biệt ở chân với các biểu hiện: chân tay tê rần, đôi khi có cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh, cảm giác như bị kim chích... Lâu dài, chúng sẽ mất cảm giác đau, cảm giác nhiệt. Vì thế, vết loét thường xuất hiện ở mu bàn chân, ngón cái và hay xảy ra ở những người đi giày dép chật.

Các vết lở loét bàn chân do tiểu đường thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da nhỏ nhưng do điều trị không đúng cách nên bị nhiễm trùng. Sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng và lan ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt gọt đều không có kết quả. Ngoài ra, ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng máu vận chuyển đến để nuôi dưỡng các mô ở bàn chân rất thấp làm giảm khả năng tái tạo mô, vết loét lâu lành hơn.

Việc sử dụng băng gạc cho vết loét không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến vết loét bị bí, khó lành. Băng vết thương có thể khiến tuần hoàn tại vết lở loét kém đi, việc thay băng thường khiến vết loét thêm tổn thương. Đây là lý do tại sao màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide được xem là phát minh quan trọng của y học trong xử lý vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chăm sóc vết loét bàn chân do tiểu đường.

Xử lý đúng cách vết lở loét bàn chân do tiểu đường

Biến chứng loét bàn chân gây ra hậu quả nghiêm trọng đã kể trên. Mặc dù cố gắng thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng tránh thì vết loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Chăm sóc vết loét là một việc khó khăn, vết loét rất dễ nhiễm trùng trở lại và tổn thương sẽ sâu hơn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân

Để cao chân: nó sẽ làm giảm áp lực lên vết loét, vết loét bàn chân do tiểu đường càng thông thoáng thì vết thương càng nhanh lành. Đôi khi, bạn hãy để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.

Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô và tế bào đã chết. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.

Dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide giúp ngăn thấm nước, ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tái tạo mô tại vết loét da giúp cho vết loét thông thoáng và mau lành.

Sử dụng kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.

Vết loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết, đường huyết cao lại làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trính làm lành vết thương. Vì vậy, bạn cần kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng và uống thuốc điều trị đái tháo đường. Việc này sẽ giúp chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành.

 

Tuesday 27 January 2015

Tác dụng "vàng" của việc ngâm chân hàng ngày

Ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày là việc cực kỳ đơn giản nhưng lại đem lại những tác dụng "vàng" đối với sức khoẻ của bạn, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh.

Điều trị các vấn đề về da

Bạn có thể trị bệnh nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.

Giảm đau khớp

Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế "nóng giãn, lạnh co cục bộ". Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp , viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.

                                       

Làm ấm cơ thể, giúp ngủ ngon

Khi thời tiết lạnh dần, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể.

Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.

Giúp cơ thể được thư giãn

Người thường xuyên mệt mỏi , uể oải cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối giúp cơ thể ấm lên từ bên trong, tuần hoàn máu và sự  trao đổi chất  cũng trở nên thông suốt đến tất cả các bộ phận trong cơ thể giúp tinh thần thoải mái.

Tuy nhiên, khi ngâm chấn, bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:

Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

Bạn có thể ngâm chân với giấm hoặc thì là:

40g dấm gạo (dấm trắng) pha với nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 15 – 20 phút có tác dụng làm tăng sự tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm thiểu mệt mỏi, giúp giấc ngủ tốt hơn, rất hữu hiệu trong việc chữa mất ngủ.

Hoặc 400gram thì là với nước ấm mỗi ngày khoảng 20 phút cũng giúp phụ nữ chữa đau bụng kinh hiệu quả.

 

Tuesday 13 January 2015

Nhìn chân đoán bệnh

(NLĐO) – Một sự thay đổi trên đôi chân như da chân, móng chân, thậm chí, cảm giác bàn chân… đều có thể là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tật. Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu này, bạn có thể tự cứu sống mình.



"Bàn chân là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề thần kinh do cách xa trái tim và xương sống nhất", BS-TS Carolyn McAloon – Chủ tịch Hiệp hội Thuốc chữa các bệnh về chân California, Mỹ - cho biết.
Bàn chân, ngón chân không có lông
Điều này cho thấy đôi chân bạn không nhận đủ lượng máu để duy trì sự phát triển của lông, nói cách khác là tim không bơm đủ máu cho đôi chân bạn. Hãy đến bác sĩ và kiểm tra các mạch máu ở chân để được điều trị tốt nhất.
Thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút thường xuyên ở bàn chân có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như lưu thông máu,dây thần kinh, hoặc đơn giản là do bàn chân thiếu chất dinh dưỡng. Uống nước đầy đủ, thỉnh thoảng ngâm chân trong nước ấm, bổ sung kali, magie, canxi giúp giảm hiện tượng chuột rút cho giày dép chỉnh hình.


Vết loét không chịu lành
Lở loét ở chân là dấu hiệu cho thấy bạn bị tiểu đường hoặc ung thư da. Lượng đường trong máu ở mức không kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh dẫn xuống bàn chân, khiến chúng có thể tê liệt, nhiễm trùng. Trong trường hợp lở loét nặng không được chữa trị, người bệnh có khả năng bị cắt cụt chi. Một vết thương lâu lành ở bàn chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Bàn chân lạnh
Nếu bàn chân bạn luôn trong trạng thái lạnh lẽo, bạn có thể bị bệnh suy giáp (hypothyroidism). Căn bệnh này còn có các dấu hiệu khác như gây rụng tóc, mệt mỏi, tăng cân không nguyên nhân, trầm cảm...
Ngón chân cái to đột ngột
"Nếu ngón chân cái đột ngọt sưng đỏ, nóng, gây đau đớn, bạn phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra", Tiến sĩ Carolyn McAloon nói. Ngón chân cái to là dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm: Gout, viêm khớp, nhiễm trùng, chấn thương…


Tê chân
Tê cả hai bàn chân là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, thường đi kèm với bệnh tiểu đường, nghiện rượu mãn tính hoặc tác dụng phụ của hóa trị. Nếu bạn u dây thần kinh hoặc tê một bên chân, có thể do dây thần kinh bị chèn ép ở bàn chân, mắt cá chân hoặc lưng. Đây cũng là dấu hiệu bệnh tật của người thường xuyên đi giày chật.

L. Thoa (Theo Prevention Magazine)

Sunday 11 January 2015

Cùng bác sỹ Wade Brackenbury giải đáp băn khoăn về điều trị bàn chân bẹt ở trẻ

Theo bác sỹ Wade Brackenbury, Chuyên gia thần kinh cột sống từ Hoa Kỳ, có đến 50% trẻ em châu Á mắc chứng bàn chân bẹt và điều may mắn là phương pháp điều trị khá đơn giản bởi nó nhẹ nhàng và không gây đau đớn. Đó là điều trị bằng đế giày chỉnh hình

Bác sỹ Wade Brackenbury – Chuyên gia thần kinh cột sống từ Hoa Kỳ. Năm 15 tuổi, ông bị gãy xương sống. Sau ba năm chữa trị vất vả ông vẫn không thể phục hồi như mong đợi. Sau đó ông gặp được một bác sỹ người Đức, vị bác sĩ này đã dùng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp châm cứu giúp ông phục hồi hoàn toàn. Sau những trải nghiệm sâu sắc về bệnh tật và nhận thức rõ tính hiệu quả của phương pháp này, ông đã biến sự cố sức khỏe của bản thân thành định hướng cuộc đời.

 Bác sỹ Wade Brackenbury tại hội thảo "Tật bàn chân bẹt ở trẻ"

Độ tuổi lý tưởng để điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ bằng phương pháp dùng đế giày chỉnh hình?

Độ tuổi lý tưởng để điều trị tật này là từ 3 đến 8 tuổi. Lý do: Bé từ 3 đến 8 tuổi có lòng bàn chân bắt đầu định hình nên việc uốn nắn sẽ dễ dàng hơn là chữa bệnh khi bé đã lớn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đem lại hiệu quả cho các bé trên 8 tuổi nếu sử dụng đế giày trong một thời gian dài. Có những trường hợp đi đế chỉnh hình từ tuổi 15-16 và khoảng 5 năm sau tình trạng bàn chân bẹt đã được cải thiện phần lớn.

 

Một chiếc đế chỉnh hình mẫu

 Mất bao lâu để chữa khỏi hoàn toàn tật bàn chân bẹt?

 Thời gian điều trị thường phụ thuộc vào mức độ bàn chân bẹt của bé và độ tuổi của bé nữa. Trung bình với những bé 3-4 tuổi thì việc điều trị sẽ nhanh hơn, sau 6 tháng đi đế giày chỉnh hình liên tục khi bé đi lại có thể chữa được 75% tật này.

Mỗi ngày bé phải đi giày chỉnh hình bao nhiêu tiếng?

Lý tưởng nhất là bất cứ khi nào bé phải đi đứng, di chuyển (kể cả khi đi trong nhà) bạn cũng nên nhắc bé mang giày chỉnh hình. Đi càng thường xuyên thì thời gian cải thiện bàn chân càng ngắn.

Đế giày chỉnh hình có làm bé bị đau chân không?

Việc sử dụng đế chỉnh hình không làm bé bị đau vì đế giày được làm dựa trên kết quả quét chụp bàn chân bé với độ chính xác cao, đảm bảo bé sử dụng thoải mái nhất. Ngoài ra, vì đế giày được làm từ 3 chất liệu có độ cứng mềm khác nhau ở từng vị trí của bàn chân nên sẽ hỗ trợ bé tối đa trong việc đi lại.

Bé có phải thường xuyên thay đế giày chỉnh hình không?

Tùy theo độ tuổi phát triển và cấu tạo xương lòng bàn chân mềm, cứng khác nhau ở các bé nên thời gian thay đổi đế chỉnh hình cũng khác nhau. Mỗi đôi đế giày chỉnh hỉnh có thể sử dụng 2-3 năm, nhưng nếu chân bé phát triển nhanh thì đế giày cần được thay đổi để theo kịp kích thước bàn chân bé.

 

Lòng bàn chân bình thường có 3 điểm chịu lực tạo thành kết cấu kiềng ba chân nâng đỡ cả cơ thể. Khi bé bị tật bàn chân bẹt, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường mà toàn bộ gan chân đều tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong hoặc bên ngoài do bàn chân bị mất cân bằng. Trái với quan niệm dân gian cho rằng "chân bẹt là sướng", các bé bị tật bàn chân bẹt sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình vận động và gặp nhiều cơn đau xương khớp trong tương lai.

 

 

Friday 9 January 2015

Phát hiện sớm dị tật bàn chân bẹt ở trẻ


Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

Theo quan niệm xưa, ông bà ta thường cho rằng em bé nào bàn chân bẹt, gan chân phẳng lì là có số phú quý, giàu sang và sung sướng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đó là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ.

Hội thảo Sớm phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ - Ngăn ngừa các bệnh về cột sống, do Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC), Vietopia và Báo sức khỏe phối hợp tổ chức đã nói về dị tật này.
Tật bàn chân bẹt rất phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Có khoảng hơn 30% trẻ em Châu Á bị dị tật bàn chân bẹt. Bác sĩ Wade Brackenbury , Giám đốc y khoa ACC cho biết, chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...
Bàn chân bẹt có thể gây nên những cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, tạo nên một cái bướu khiến cho ngón chân cái bị đẩy về phía ngón chân thứ 2. Việc ngón chân cáu bị đi lệch dần và sự hình thành của cái bướu có thể gây đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn cho bàn chân và đầu gối.
Bàn chân bẹt cũng có thể dẫn đến chứng gai gót chân và viêm cân gan chân. Đau gót chân xuất hiện khi hai gót xoay xuống và làm rách cân gan chân gây nên tình trạng viêm. Thông thường mảnh xương nhọn nhô ra ở gót chân gây ra triệu chứng đau. 
Chứng chân bẹt còn khiến cho các xương ở cẳng chân bị xoay trong lúc đi lại hoặc chạy. Điều này khiến cho các khớp đầu gối cũng bị xoay lệch và bị viêm, cuối cùng lót giày chỉnh hình dẫn đến sự thoái hóa và viêm mãn tính. Hơn 80% các chứng đau nhức đầu gối có nguyên nhân do bàn chân bẹt hoặc bàn chân bị quay sấp. Cũng như chứng đau đầu gối, tình trạng cẳng chân bị lệch do bàn chân bẹt và những vấn đề về bàn chân khác có thể ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng.
Cha mẹ có thể phát hiện dị tật bàn chân bẹt ở trẻ khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tập đi. Bàn chân bẹt là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong, hoặc bên ngoài do bàn chân mất cân bằng.
Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

Thursday 8 January 2015

Ngâm chân bằng nước thuốc rất tốt cho sức khỏe

Cần biết - Hiện nay, phương pháp xoa bóp bàn chân thường kết hợp với liệu pháp ngâm bàn chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.

Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.

Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can – tỳ, giúp sơ can – kiện tỳ (làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy); ngón chân thứ hai thuộc kinh vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa; ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn… Lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…

Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Khi ngâm chân, bàn chân chạm vào đáy chậu, để có hiệu quả tốt nhất thì mực nước được tính từ mắt cá chân lên đến cẳng chân tối thiểu phải từ 5cm.

Phương pháp thực hiện:

1/ Ngâm bàn chân bằng nước nóng:

Dùng nước sạch nấu nóng đến 40 - 60 độ C rồi cho vào thau hoặc chậu bằng gỗ (hiện nay ở các cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán nhiều loại khay bằng nhựa có điện để giữ nhiệt và rung tạo sóng kích thích lòng bàn chân).

Người bệnh ngồi trên ghế, chân đã rửa sạch, bỏ chân vào chậu, (thau, khay…) để ngâm bàn chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.

Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

2/ Ngâm bàn chân bằng nước thuốc:

- Chọn thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.

- Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào chậu, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm. Mỗi ngày làm 1-2 lần, mỗi lần 10- 15 phút.

Các bạn có thể đun sôi khoảng 2 lít nước với các loại lá như ngải cứu, lá lốt, lá gừng, lá tre, lá hương nhu, muối... để ngâm chân.

Cách này có thể chữa các bệnh khớp, bệnh tê thấp và lạnh chân. Khi nồi nước xông đang nóng bạn đặt chân cách mặt nước để xông hơi. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân thấp xuống, sau đó ngâm cả bàn chân. Có thể vuốt nước lên cẳng chân, bắp chân.

Trước khi xoa bóp bàn chân, bạn có thể kết hợp với phương pháp ngâm chân này.

3/ Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm chân bằng dược liệu:

Những chứng bệnh thích hợp với sự hỗ trợ của phương pháp ngâm bàn chân bằng nước nóng hoặc bằng dược liệu, để tăng cường thêm hiệu quả điều trị:
• Rối loạn giấc ngủ
• Đau đầu và đau nửa đầu
• Di tinh, xuất tinh sớm
• Cơ thể mệt mỏi
• Đau gót và viêm khớp cổ chân
• Viêm tắc tĩnh mạch chân
• Ung nhọt vùng chân
• Tăng huyết áp
• Lạnh vùng chân