Friday 25 July 2014

Ăn nhiều thịt tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Những người thích ăn thịt hay các thực phẩm tạo ra nhiều axit trong dạ dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, ngay cả khi họ ăn rất nhiều rau, củ, quả.

Ảnh minh họa: Internet

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số Pháp được tiến hành trên 60.000 phụ nữ trong vòng 14 năm đã chỉ ra rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa thịt, bơ và các thực phẩm tạo ra acid với những người tiền đái tháo đường hay những người bị đái tháo đường tuýp 2.

Theo đó, nhóm những người ăn nhiều thịt, bơ, cá, nước giải khát… có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn 56% so với nhóm người ăn ít nhất. Trong trường hợp này, trái cây, rau, củ quả cũng không thể bù đắp được những tác hại. 

Theo các chuyên gia, sự gia tăng axit trong dạ dày từ các thực phẩm trên sẽ ngăn cản quá trình chuyển hóa đường từ thực phẩm chúng ta ăn thành năng lượng, từ đó, dẫn đến sự tích tụ đường trong máu. Đáng ngạc nhiên là những người phụ nữ gầy lại có nhiều nguy cơ hơn những người béo.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cam, chanh… vốn chứa nhiều axit, thế nhưng, sau khi được tiêu hóa, chúng lại có tác dụng giảm lượng axit trong cơ thể. Khác với những gì chúng ta vẫn nghĩ, hầu hết trái cây như đào, táo, lê, chuối, thậm chí là chanh, cam lại có tác dụng trung hòa axit sau khi bị dạ dày xử lý.

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy, những người gầy có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn nếu ăn nhiều thịt, nhiều thực phẩm tạo ra axit, song các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng: béo phì vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.

Trái ngược với phụ nữ, các nghiên cứu viên tin rằng chế độ ăn dư axit ó thể cân bằng các yếu tố có hại trong cơ thể nam giới. Như vậy, điều đó có nghĩa là: chế độ ăn uống cần phải được xem xét trên tổng thể, không có một loại thức ăn cụ thể nào chỉ có hại. Duy trì sự cân bằng axit mới là điều quan trọng nhất.

Các chuyên gia người Anh lại khẳng định, cần phải nghiên cứu thêm để có một kết luận đầy đủ, chính xác hơn. TS. Richard Elliott, chuyên gia về đái tháo đường của Vương quốc Anh thận trọng cho rằng, những gì chúng ta biết hiện nay, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, cân đối bằng cách tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh (nhiều rau, củ quả, ít chất béo, muối và đường) vẫn là cách tốt nhất để phòng tránh đái tháo đường.

 

Tham gia chăm sóc, hỗ trợ thiếu niên, nhi đồng

 

Đại diện Thành Đoàn Hà Nội trao quà tặng các em thiếu nhi vượt khó học giỏi.

Ban Thường vụ Thành Ðoàn Hà Nội cho biết, đến nay, Thành Ðoàn cùng các địa phương trong thành phố, chủ yếu là các huyện ngoại thành đã khởi công xây dựng 14 sân chơi phục vụ thiếu nhi. Ðây là một trong những hoạt động trọng tâm của Thành Ðoàn Hà Nội hướng về thiếu nhi và tham gia góp phần giải quyết những khó khăn, thiếu thốn của các em thiếu nhi trong cuộc sống. Mặc dù số sân chơi được triển khai xây dựng chưa nhiều nhưng đây là sự nỗ lực của đông đảo đoàn viên, thanh niên, các cơ sở đoàn với mong muốn giúp thiếu nhi có sân chơi bổ ích.

Tại TP Hồ Chí Minh, Thành Ðoàn và Hãng Phim Trẻ vừa công bố Chương trình chiếu phim phục vụ thiếu nhi với chủ đề "Ðiện ảnh trong mắt trẻ thơ". Ðây là chương trình chiếu phim phục vụ miễn phí cho 29.000 em thiếu nhi tại các mái ấm, nhà mở, nhà tình thương, trẻ em mồ côi, thiếu nhi tham gia sinh hoạt hè tại các quận/huyện trên địa bàn thành phố. Ðến với chương trình, các em được giao lưu vui chơi và tham gia các hoạt động rất bổ ích, như: Trò chơi Vũ điệu thần tiên, Ðếm số nhanh, Ðố vui có thưởng; được thưởng thức các tiết mục văn nghệ; xem phim thiếu nhi; giao lưu về ý nghĩa phim vừa xem.

Trong những ngày này, nhiều Ðội thanh niên, sinh viên tình nguyện đang triển khai các hoạt động của mình tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, khó khăn ở mọi miền đất nước. Trong đó, các bạn trẻ có nhiều hoạt động thiết thực hướng về thiếu nhi, đáng chú ý là: ôn tập văn hóa hè, tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, dạy các em kỹ năng chống đuối nước, sinh hoạt tập thể, hướng dẫn các trò chơi...

Có thể nói, tuổi trẻ và các cấp bộ đoàn cả nước đang có nhiều hoạt động thiết thực hướng về các em thiếu nhi. Tuy nhiên, những hoạt động như vậy cần được triển khai rộng khắp, mạnh hơn nữa, trong đó, cần đặc biệt chú trọng trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, những nơi đang thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt, học tập và sinh sống.

Ðáng chú ý, những hoạt động dành cho trẻ em cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh hiện tượng triển khai chiếu lệ, qua loa, hình thức, sẽ gây thiệt thòi cho các em nhỏ, đồng thời làm giảm chất lượng và uy tín của tổ chức đoàn, hội cũng như ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện.

Với tinh thần Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, các bạn trẻ, các cơ sở đoàn cần dành nhiều thời gian hơn nữa, tập trung vận động, tìm kiếm các nguồn lực, cơ sở vật chất để hỗ trợ, giúp đỡ các em nhỏ vươn lên trong học tập và cuộc sống.

 

 

Thursday 24 July 2014

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của hạt bưởi

Khi ăn bưởi, hạt và cùi bưởi thường bị vứt đi. Ít ai biết rằng đây là những phần rất quý của quả bưởi, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

ảnh minh họa

 

 

Nguyên nhân bởi pectin có trong vỏ hạt bưởi và cùi bưởi có nhiều giá trị phòng và chữa bệnh nhiều bệnh như:

- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm hấp thu lipid.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.
- Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.
- Chống táo bón.
- Cầm máu.
- Sát trùng.
Cách chiết pectin thô từ bưởi
Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
Tùy theo từng giống bưởi, quả bưởi, có loại nhiều pectin phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít pectin chỉ cần làm 3 lần là được.
Nếu dùng không hết bảo quản dịch pectin trong ngăn mát tủ lạnh được 2 ngày.
Pectin có thể chữa các bệnh cụ thể như:
Tiểu đường tuýp 2 hoặc giảm béo:
 Uống 50ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường. Người giảm béo, mỗi tuần cân kiểm tra một lần, khi đạt yêu cầu thì thôi dùng thuốc.
Rối loạn lipit máu, tim mạch, táo bón:
 Uống 50ml sau bữa ăn chính 60 phút, ngày 2 lần. Đến khi xét nghiệm mỡ máu trở về bình thường thì thôi
Cầm máu:
 Chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, đa kinh… cứu chữa bằng cách cho uống 20ml x 3 lần trong 60 phút đầu (mỗi lần uống cách nhau 20 phút) kết hợp với nhét bông tẩm pectin vào lỗ mũi chảy máu cam hoặc chỗ răng chảy máu.
Người không có bệnh, cũng nên uống 20-30ml dịch pectin mỗi ngày, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá (đi ngoài dễ, hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, thức uống vào cơ thể tốt).

 

 

Món ăn ngăn biến chứng cho người bệnh đái tháo đường

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn cần được tuân thủ chặt chẽ. Sau đây là một số món ăn giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.

Ảnh minh họa: Internet

Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Ảnh minh họa: Internet

Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Ảnh minh họa: Internet

Cá chạch kho tiêu: cá chạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.

Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.

Ảnh minh họa: Internet

Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.

Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.

Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.

Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường...

Canh lá sen, cá chạch: Cá chạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.

 

Wednesday 23 July 2014

Dấu hiệu đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường.

Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm.

Tăng đường huyết thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nồng độ Glucose trong máu lên đến trên 200 mg/dL (tương đương 11 mmol/L), các triệu chứng có thể phát triển chậm, trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức càng cao trong thời gian càng dài thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể gây ra choáng, hôn mê, hay thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cho thấy đường huyết đang tăng cao:

-  Khi đường huyết tăng cao, người bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng dưới đây:

- Mệt mỏi.

- Mờ mắt.

- Đi tiểu thường xuyên.

- Khát nước.

- Đau đầu.

Nếu đường huyết lên xuống thất thường hoặc vượt quá giới hạn an toàn (> 7 mmol/L) trong thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng mạn tính như: Tổn thương trên tim mạch, thần kinh; tổn thương thận hoặc suy thận; tổn thương các mạch máu võng mạc dẫn đến mù lòa; đục thủy tinh thể; bệnh lý bàn chân; các vấn đề về da, bao gồm cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và các vết thương khó lành; tổn thương chân răng và nhiễm trùng lợi…

Nếu đường huyết tăng quá cao (> 20 mmol/l) không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm gây hôn mê, hay thậm chí tử vong.

Lưu ý với biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường:

Hiện tượng nhiễm toan ceton: Xảy ra khi có quá ít Insulin trong cơ thể. Nếu không có đủ Insulin, Glucose không thể đi vào các tế bào để sinh ra năng lượng. Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, trong khi đó lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến cơ thể tìm con đường khác để tạo năng lượng, đó là phá vỡ chất béo. Quá trình này tạo acid độc hại được gọi là ceton. Ceton dư thừa tích tụ trong máu, "tràn" vào nước tiểu làm thay đổi pH máu – thường gọi là nhiễm toan Ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê gây đe dọa tính mạng.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể người bệnh sản xuất ra Insulin nhưng nó không phát huy được tác dụng. Đường huyết trở nên rất cao - trên 600mg/dL (tương đương 33mmol/L). Vì Insulin có mặt nhưng không hoạt động nên cơ thể không thể sử dụng Glucose hay chất béo để sinh ra năng lượng được. Đường sau đó được đổ vào nước tiểu, kéo theo một lượng nước lớn của cơ thể, gây tăng tiểu nhiều và người bệnh bị mất nước rất nhanh. Nếu không điều trị, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê và mất nước đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng cấp tính của tiểu đường:

- Hơi thở có mùi trái cây chín (mùi ceton).

- Đau bụng, khô miệng, buồn nôn và nôn.

- Khó thở.

- Yếu, lú lẫn, hôn mê.

- Khi có những dấu hiệu trên người nhà cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Làm gì nếu không thể kiểm soát được đường huyết?

Nếu đường huyết tăng cao thường xuyên cho thấy việc điều trị hiện tại không hiệu quả - có thể phác đồ điều trị đang không phù hợp hoặc đã bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc (cơ thể không còn đáp ứng tốt với thuốc sau một thời gian điều trị) hoặc cần xem xét lại chế độ ăn uống và luyện tập hiện tại. Lúc này người bệnh cần:

- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: giảm tinh bột, đồ ngọt, không uống rượu bia và các chất kích thích.

- Có một kế hoạch tập thể dục nhẹ, đều đặn hàng ngày.

- Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress.

- Thêm các giải pháp để tăng hiệu quả điều trị của thuốc Tây - trong đó tìm đến Đông y có thể là một lựa chọn khôn ngoan.

 

Tuesday 22 July 2014

Google lấn sân sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google vừa ký một hợp đồng quan trọng với một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới Novartis để phát triển sản phẩm kính áp tròng mới dành cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Đây là bước tiến đột phá góp phần nâng thương hiệu Google trở nên có giá trị hơn trong các ứng dụng đời sống, đặc biệt là trong các vấn đề về sức khỏe con người.

Theo đó, công ty con Alcon thuộc Tập đoàn Novartis sẽ trực tiếp làm việc với Google để phát triển và thương mại hóa công nghệ kính áp tròng mới theo như thỏa thuận hợp đồng đã ký.

"Chúng tôi trông chờ được làm việc với Google để kết hợp yếu tố kỹ thuật tiên tiến của họ và kiến thức rộng về sinh học của chúng tôi với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu y tế trong xã hội", Giám đốc điều hành Novartis, Joe Jimenez hào hứng nói.

Tháng 1/2014, Google công bố nguyên mẫu của kính áp tròng và hy vọng kỹ thuật mới mẻ này sẽ hỗ trợ tối đa các bênh nhân bị bênh tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh. Theo đó, sản phẩm kính mới có chức năng phân tích mức độ thành phần glucose có trong chất lỏng của người bệnh, từ đó kết nối những thông tin có được đến một ứng dụng di động. Quá trình tiếp nhận thông tin sẽ được thực hiện thông qua một chip không dây nhỏ và cảm ứng glucose nằm giữa hai lớp màng của kính áp tròng.

Sự kết hợp lần này giữa Google và Novartis thu hút nhiều sự chú ý của dư luận, đồng thời khơi dậy tiềm năng về tương lai các công ty mạng sẽ định hình lại ngành nghề chăm sóc sức khỏe. Bởi những tập đoàn lớn như Apple hay Samsung cũng đang ganh đua với Google trong vấn đề khai thác những mô hình di động, những mảng ứng dụng khác nhau để chăm sóc sức khỏe con người.

 

Monday 21 July 2014

Biến chứng về mắt của bệnh nhân tiểu đường

PGS.TS Phạm Văn Tần, Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, triệu chứng đặc trưng là tăng đường huyết mãn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrate,chất béo, protein do thiếu insulin. 

Ở Việt nam, bệnh tiểu đường ngày càng nhiều. Bệnh thường diễn biến âm thầm lặng lẽ, có thể đến lúc biến chứng xuất hiện thì người bệnh mới được phát hiện hoặc được phát hiện khi đi khám vì một bệnh khác. Biến chứng tại mắt do tiểu đường có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm: 

- Mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng ,ngứa mắt do khô mắt ,biến đổi thành phần nước mắt
- Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu do tổn thương dây thần kinh số III, số IV, số VI. Biểu hiện lâm sàng là người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, làm người bệnh đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt.
- Đục thể thủy tinh: gây nhìn mờ.
- Bệnh lý võng mạc tiểu đường: Đáy mắt người bệnh có thể có tân mạch (xuất hiện mạch máu mới), phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Khi có tổn thương võng mạc dịch kính do tiểu đường, thị lực giảm ít hay nhiều là tùy thuộc mức độ tổn thương.


Tiểu đường là một bệnh toàn thân cho nên biến chứng ở nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể: tim, thận, gan, mắt, chân tay có thể bị liệt, hoại tử toàn thân… Để tránh những biến chứng của tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ y lệnh của bác sỹ chuyên khoa nội tiết:dùng thuốc điều trị , vận động hợp lý , chế độ ăn uống, ăn kiêng phù hợp. Bệnh nhân cần đến thầy thuốc nhãn khoa khám sớm để phát hiện bệnh chứng, điều trị kịp thời.


Bệnh lý võng mạc tiểu đường cần điều trị bằng thuốc, laser tùy từng giai đoạn, hình thái. Đôi khi phải phẫu thuật cắt dịch kính do xuất huyết quá nặng, điều trị nội khoa không có kết quả.

 

 Ảnh minh họa.



Biện pháp phong ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường 


- Cố gắng giữ đường huyết và huyết áp ổn định thật tốt (chỉ số HbA 1c < 6,5% và HA < 130/80 mm Hg)

- Nên khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh.

- Phải đi khám mắt và báo ngay cho bác sĩ điều trị ngay khi có những thay đổi bất thường ở mắt.

- Khi đã có những tổn thương ở mắt cần chú ý đến vấn đề vận động thể lực sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

- Nếu có thai, nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần. Nếu bạn dự định có thai, nên đề nghị bác sĩ nhãn khoa khám đáy mắt cho bạn trước.


Triệu chứng của bệnh tiểu đường


- Đi tiểu nhiều:Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.

- Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của tiểu đường ở trẻ nhỏ.

 Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Thường xuyên khát nước.

-   Sụt cân nhanh. Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành

 Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.


Theo Liên đoàn tiểu đường quốc tế, 40% bệnh nhân bị nghẽn hơi thở (từ 15- 20 giây) khi ngủ có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường, trong khi đó, có khoảng 23% bệnh nhân tiểu đường chắc chắn mắc bệnh nghẽn thở, gây ngáy khi ngủ.

- Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.

- Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.

 Ứ đọng tiểu khi đi đi tiểu, bị tiêu chảy hoặc táo bón.

- Cơ thể bị phù lên.

- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

- Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng.


Lưu ý: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.

Sunday 20 July 2014

7 thói quen cực tốt của người khỏe mạnh

Chớ cho rằng những người khỏe mạnh là những người lúc nào cũng chỉ khư khư giữ gìn sức khỏe, thay vào đó, họ luôn duy trì những thói quen tốt. Theo nhiều nhà nghiên cứu, 7 thói quen sau giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn sống hạnh phúc hơn từng ngày:

 

1. Có tổ chức và kỉ luật

Muốn sống khỏe mạnh, bạn phải có tổ chức. Có tổ chức sẽ giúp bạn kiểm soát và có nhiều năng lực tinh thần hơn. Nó sẽ giúp bạn thành công trong mọi việc và làm việc đúng thời hạn.

Những người khỏe mạnh ưu tiên thể dục buổi sáng hằng ngày. Nó đòi hỏi họ có kỉ luật tốt và tổ chức tốt bởi người dậy thể dục từ 6 giờ sáng sẽ phải làm nhiều việc và phải chuẩn bị nhiều thứ.

Họ tự chuẩn bị đồ thể dục trước và chuẩn bị đồ ăn sáng sẵn sàng trong tủ lạnh.

2. Quan tâm chăn sóc sức khỏe

Cuộc sống bận rộn dễ khiến người ta bỏ qua những thói quen hữu ích giúp ta cảm thấy sảng khoái và ăn uống điều độ.

Người khỏe mạnh có thói quen ưu tiên sức khỏe. Họ ưu tiên giành thời gian cho nhiều môn thể thao và các hoạt động khác hơn là gặp gỡ nhậu nhẹt bạn bè.

Họ quan tâm tới dinh dưỡng, tránh đồ ăn nhanh bởi họ biết nó có hại.

Họ uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể và giúp các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

3. Họ có lịch luyện tập

Luyện tập và các vận động thể chất không chỉ tốt cho bạn mà còn khiến bạn vui vẻ. Người khỏe mạnh biết luyện tập giúp họ giữ dáng và do đó luôn có lịch luyện tập rõ ràng. Họ luôn cho rằng lối sống hoạt bát và thể thao thường xuyên giúp họ sống lâu hơn.

4. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon là vô cùng cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với hệ miến dịch, trí nhớ, học tập, chuyển hóa và các chức năng quan trọng khác.

Việc đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định là vô cùng quan trọng bởi cơ thể luôn theo một lịch trình nhất định. Thiếu ngủ sẽ làm tăng nồng độ cortisol.

5. Lên thực đơn

Người khỏe mạnh ưa hoạt động và ít ăn vặt.

Mỗi ngày cần ăn từ 4 - 5 lần. Họ thường tự chuẩn bị đồ ăn và không ăn vặt, ăn nhiều rau hơn và họ tin rằng những đồ ăn lành mạnh sẽ mang lại cho cơ thể đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết.

6. Tìm được sự cân bằng

Họ luôn tìm thấy cân bằng trong mọi thứ. Họ luôn sống, ăn và vận động có nguyên tắc. Họ sống hoạt bát và không nghiêm trọng hóa vấn đề.

7. Giỏi nấu ăn

Đồ ăn lành mạnh không ngon miệng như đồ ăn vặt. Tuy nhiên nhiều công thức nấu ăn giúp bạn mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn từ những nguyên liệu lành mạnh. Nhiều người khỏe mạnh chính là nhứng đầu bếp tuyệt vời.

 

Có thể phòng, tránh bệnh di truyền?

Trên thực tế, vẫn có thể phòng tránh được một số bệnh di truyền nếu điều chỉnh kịp thời. ThS.BS Hồ Thanh Bình, Phó khoa Nội tổng quát, BV Chợ Rẫy TP.HCM cho biết.

Có nhiều bệnh di truyền từ cha mẹ sang con như cao huyết áp, tiểu đường... Ảnh minh họa: internet

Bệnh di truyền là bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào sinh dục (trứng hoặc tinh trùng). Bệnh liên quan chặt chẽ vào sự có mặt của các gen bị biến dị như bệnh ưa chảy máu (hemophilia), bệnh hồng cầu, loạn dưỡng sụn, mù màu...

Bên cạnh đó, còn có các bệnh di truyền chỉ xuất hiện khi gặp điều kiện thuận lợi từ bên trong cơ thể người bệnh hoặc từ môi trường bên ngoài như tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, trầm cảm…

Không nên nhầm bệnh di truyền với bệnh bẩm sinh, vì người bị bệnh bẩm sinh là do biến đổi bệnh lý về gen, ADN hoặc nhiễm sắc thể của chính người bệnh giai đoạn bào thai trong khi cha mẹ bình thường về mặt di truyền.

Tóm lại, bệnh di truyền nhất thiết phải có biến dị bệnh lý gây biến đổi các cấu trúc phân tử bên trong cơ thể (nên còn gọi là "bệnh lý phân tử").

Theo BS Bình, trong các loại bệnh về di truyền, một số bệnh có thể sàng lọc, loại trừ và phòng tránh.

Trước tiên là nhóm bệnh di truyền hoặc bẩm sinh có thể sàng lọc ngay từ trong bào thai. Ví dụ như bệnh trì độn (bệnh Down), dị tật hàm mặt, dị tật tim. BS sản khoa có thể phát hiện bệnh sớm nhờ vào xét nghiệm và siêu âm. Từ đó, BS sẽ đưa ra tư vấn thích hợp cho các thai phụ, chẳng hạn nên kết thúc thai kỳ sớm.

Tiếp đến là các bệnh di truyền mang yếu tố cơ địa như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, béo phì, trầm cảm. Nếu trong gia đình đã có người bị các bệnh lý này thì người thân có thể cải thiện, tránh mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống, hành vi.

Tiểu đường là bệnh di truyền nhưng có thể cải thiện bằng cách thay đổi lhành vi, ối sống lành mạnh. Ảnh internet

Phòng tránh bệnh mạch vành thì phải giảm stress và ngủ đủ giờ; không hút thuốc lá, kiêng ăn mỡ, da và nội tạng động vật. Người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cần ăn đủ trái cây tươi và rau sạch, không ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột.

Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này cũng nên kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, lượng mỡ trong máu, cân nặng; thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần (ba lần trong tuần).

Phòng tránh bệnh tăng huyết áp thì ngoài các khuyến cáo trên, những người có nguy cơ phải giảm ăn muối từ nhỏ.

Với bệnh trầm cảm, cần tạo môi trường sống năng động, ngủ đủ giấc, thường xuyên trò chuyện với người chung quanh, tránh lối sống khép kín…

"Bạn lo ngại bị bệnh tiểu đường vì mẹ hay bà mình bị bệnh này? Bạn sẽ giảm nguy cơ bị bệnh nếu kiểm soát tốt cân nặng, giảm ăn tinh bột và năng tập thể dục", BS Bình khuyên.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có tính chất di truyền; nếu mẹ bị viêm khớp thì con sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường.

Để ngăn ngừa các bệnh về khớp, bạn nên bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn uống như canxi và phốtpho. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy cho thấy có tác dụng giữ đầu gối luôn trong tình trạng tốt.

Ngoài nhóm di truyền cơ địa nói trên, còn có những người bình thường mang bệnh ở thể lặn, nếu kết hôn với người có nguy cơ cao sẽ sinh ra con cái bị các bệnh về máu như hemophilia. Hoặc nếu vợ chồng có quan hệ cận huyết, con cái cũng có nguy cơ cao bị bệnh di truyền.

Trong những trường hợp như trên, tốt nhất để tránh con cái bị dị tật, các đôi vợ chồng sắp cưới nên khám tiền hôn nhân để được làm các xét nghiệm và sàng lọc, tư vấn đầy đủ.

 

Friday 18 July 2014

Đường - Thủ phạm gây suy giảm trí nhớ?

Nhiều nghiên cứu trước đây đã liên hệ đồ ngọt với béo phì, song nghiên cứu của Trung tâm Y học Trường Đại học Charité, Berlin, Đức thấy rằng chế độ ăn nhiều đường còn tác động nhiều hơn đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cả năng lực của bộ não.

Việc ăn nhiều đường và các loại tinh bột khác gây hại cho cả cấu trúc lẫn chức năng não.

Hàm lượng glucose cao có liên quan với trí nhớ kém ở người lớn khỏe mạnh và có thể là nguyên nhân khiến số trường hợp sa sút trí tuệ gia tăng.

Nghiên cứu ủng hộ những phát hiện trước đây cho thấy bệnh tiểu đường – đặc trưng bởi nồng độ glucose cao trong máu – có liên quan với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Nhiều chuyên gia cũng đã thấy rằng đường huyết cao còn liên quan tới kích thước nhỏ hơn của hồi hải mã – vùng não được sử dụng để ghi nhớ các sự kiện.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem liệu glucose có tác động xấu đến trí nhớ ở người khỏe mạnh không bị tiểu đường hay không.

Họ đã xem xét các chỉ báo đường huyết ngắn ngày và dài ngày ở 141 người lớn khỏe mạnh không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Các đối tượng được làm test trí nhớ và được chụp cộng hưởng từ để kiểm tra cấu trúc của hồi hải mã.

Thử nghiệm cho thấy nồng độ đường huyết cao có liên quan với trí nhớ kém cũng như hồi hải mã nhỏ hơn.

Agnes Flöel, chuyên gia thần kinh của Trường Đại học Charité và là tác giả của nghiên cứu, cho rằng kết quả "cung cấp thêm bằng chứng rằng glucose có thể trực tiếp góp phần vào tình trạng teo hồi hải mã".

Tuy nhiên, nghiên cứu không thể xác nhận mối liên quan nhân quả giữa sức khỏe của não và việc ăn nhiều đường.

Các nhà khoa học sẽ tìm hiểu xem liệu những thay đổi về chế độ ăn và lối sống có đẩy lùi những thay đổi ở não hay không.

Gần đây nhiều chuyên gia đã lên tiếng đề nghị mọi người cắt giảm lượng đường xuống mức 5 thìa cà phê mỗi ngày, nhằm đối phó với tình trạng béo phì đang gia tăng.

Hướng dẫn của tổ chức Sức khỏe cộng đồng Anh khuyên phụ nữ không nên ăn quá 5 – 6 thìa đường mỗi ngày, còn nam giới không quá 7 – 8 thìa.

Hiện nay, người dân Anh tiêu thụ trung bình 15 thìa đường mỗi ngày, chủ yếu do lượng đường cao trong những thức ăn hằng ngày như nước trái cây, sữa chua, sng-uých và đồ ăn liền.

Nhiều thầy thuốc và chuyên gia muốn chính phủ bắt buộc các nhà sản xuất phải giảm lượng đường, đảm bảo sản phẩm được ghi nhãn rõ ràng và áp thuế cho nước ngọt, nhưng cho đến nay, những biện pháp này mới chỉ đang được xem xét.

Đồng thời, các chuyên gia khuyên phụ huynh không cho trẻ uống nước quả hoặc nước ngọt trong bữa ăn và chỉ cho con uống nước hoặc sữa.

Trong khi một số bậc phụ huynh nghĩ rằng nước trái cây là tốt cho sức khỏe, thì nhiều chuyên gia dinh dưỡng lại nhấn mạnh rằng thức uống này có vai trò phần nào trong sự gia tăng mạnh của tỷ lệ béo phì, tiểu đường týp 2 và bệnh tim.

Trẻ vị thành niên thường ăn nhiều đường hơn 40% mức khuyến nghị, còn người lớn ăn nhiều hơn 13%.

Một nghiên cứu công bố trên tờ British Medical Journal hồi tháng trước tuyên bố hơn 1/3 số người lớn ở Anh bị "tiền tiểu đường" – một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tăng nòng độ đường huyết và do đó có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường týp 2.

Tiểu đường týp 2, xảy ra ở người lớn, có thể lấy đi 6 năm tuổi thọ của người bệnh.

 

Thursday 17 July 2014

Bé sơ sinh đã mắc bệnh tiểu đường

Tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu cho một bé trai mới 36 ngày tuổi đã bị tiểu đường. Bệnh nhi đã bị hôn mê, suýt tử vong do biến chứng của bệnh.

Bệnh nhi nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, khó thở, có dấu hiệu mất nước nặng, đường máu cao không thể kiểm soát. Bé đã được các bác sĩ Khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền tích cực điều trị. Qua gần 40 tiếng được bác sĩ tích cực can thiệp, tình trạng sức khỏe của bé đã có những chuyển biến khả quan. Sau 2 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã tỉnh hoàn toàn.
Bé đã bình phục sau gần 40 tiếng được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. (Ảnh bệnh viện cung cấp)

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trước khi nhập viện bé có nhiều biểu hiện bất thường như: sốt cao 39 độ C,  tiêu chảy (khoảng 10 lần/ngày). Gia đình liền cấp tốc đưa cháu đến bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng (Hà Nội), sau đó là Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Sau 2 ngày nằm điều trị tại bệnh viện huyện Đan Phượng và 1 ngày điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, tình trạng sức khỏe của cháu bé vẫn không cải thiện. Bé vẫn thở nhanh, li bì và hôn mê. Vì vây, bệnh nhi đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc, Khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), tiểu đường ở trẻ sơ sinh là một bệnh hiếm gặp thường được phát hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ. Chẩn đoán tiểu đường sơ sinh rất khó vì trẻ mắc bệnh thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng và chỉ được phát hiện ra qua các xét nghiệm đường máu, khí máu hoặc khi bệnh nhi đã rơi vào tình trạng hôn mê. 

Thêm vào đó, quá trình điều trị bệnh này lại đòi hỏi bệnh nhi phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt. Với những  trẻ dưới 3 tháng tuổi như cháu bé trên rất khó chích insulin, nhất là liều lượng chích mỗi lần rất ít. Hơn nữa, mô dưới da trẻ nơi chích insulin lại rất mỏng. Quá trình điều trị bệnh giày dép tiểu đường sơ sinh cần tránh không để đường huyết của bệnh nhân quá cao hoặc bị hạ đường huyết, nhưng ở trẻ nhỏ biểu hiện duy nhất cho cả hai điều cần tránh này chỉ là tiếng khóc. Trong quá trình điều trị, có giai đoạn các bác sĩ đã phải cấp cứu tình trạng hạ đường huyết của bé. 

Thực sĩ - Bác sĩ Bích Ngọc cũng cho biết, hiện tại, sức khỏe cháu bé đã ổn định, trẻ bú tốt nhưng  nếu không  được theo dõi đường huyết sát sao, với những diễn biến phức tạp, cháu rất có thể sẽ bị hôn mê trở lại.  Hiện các bác sĩ đang tiến hành điều chỉnh liều dùng insulin để bé có thể điều trị ngoại trú.

4 kiểu giày dép “nịnh” chân con gái mùa hè

Giày lười, giày cao gót thấp đều là những kiểu giày dép cho người tiểu đường vừa đẹp vừa tốt cho sức khỏe.
"Nịnh" chân ở đây không ám chỉ đến tính thẩm mỹ, mang vào nhìn đẹp long lanh của đa phần các loại giày dép bày bán trên thị trường hiện nay. Mà "nịnh" chân ở đây, ý muốn nói tới sự thoải mái, sự tiện lợi mà các cô gái cảm thấy mỗi khi xỏ giày vào và mang chúng đi khắp nơi.
Dưới đây là những kiểu giày dép như thế, có thể chưa hẳn đẹp hoàn hảo nhưng chắc chắn là liệu pháp tuyệt vời cho đôi chân bạn vào mùa nắng nóng.
1. Giày gót thấp
Giày gót thấp, độ cao khoảng 3-5cm (kitten heel) là cứu cánh cho những cô nàng thích duyên dáng, thích cao ráo hơn nhưng lại sợ giày cao gót. Kiểu giày gót thấp này phù hợp với mọi vóc dáng, mọi độ cao, dù bạn có là chân dài đích thực hay nấm lùn đi chăng nữa.
Với độ cao vừa phải, nó còn tốt cho đôi chân của bạn trong trường hợp phải mang giày cả ngày hay thường xuyên di chuyển. Vì vậy, không chỉ các cô nàng làm việc văn phòng mà bất cứ ai cũng nên sở hữu kiểu giày vừa điệu vừa tốt cho chân này.
Phái đẹp điệu đà tuyệt đối với những đôi giày cao gót vừa phải
Những mẫu giày kitten heel xinh xắn
2. Giày lười
Giày lười (slip on) đang là xu hướng của mùa hè năm nay. Đơn giản, nhẹ nhàng, chắc chân và phối đẹp cả với váy, quần short, quần jeans dài, đôi giày "thần kỳ" này đã làm chao đảo các tín đồ trên khắp thế giới và không quên ghé qua thăm thú các bạn trẻ Việt Nam.
Sở hữu một đôi giày lười đồng nghĩa với việc sở hữu giấy chứng nhận về sức khỏe cho đôi chân mình. Vì vậy, dù giá cả có cao hay thấp, cũng đừng chần chừ mang một đôi giày lười vừa êm chân vừa hợp mốt về nhà bạn nhé!
Tín đồ sành điệu không thể thiếu giày lười
Những mẫu giày chắc chắn
3. Xăng đan đế thô
Xăng đan cao gót không hẳn là kiểu giày dép tốt cho chân nhưng nếu là kiểu đế thô, cao vừa phải và có quai ở cổ cổ chân (ankle strap sandal) thì lại khác. Chúng khá chắc chân và không gây đau nhức khi di chuyển.
Nhiều cô nàng tâm sự rằng, trước kia chưa bao giờ đi giày cao gót lâu nhưng từ khi xăng đan đế thô, có quai ra đời, các cô có thể thoải mái mang cả ngày mà không kêu than tiếng nào.
Xăng đan đế thô, gót không quá cao sẽ chiều chuộng chân các cô gái trong ngày hè nóng nực.
4. Dép lê
Không còn nghi ngờ gì về độ "nóng" của dép lê trong mùa hè năm nay. Nhưng trên cả xu hướng, kiểu dép lê quai bản to, mềm mại và đế hơi dày thực sự là đôi dép rất đáng tiền để tậu về.
Dép lê hoàn toàn thân thiện với đôi chân, chiều chuộng được những phong cách khó chiều nhất và không hề xuề xòa như tên gọi dép lê vốn không gây nhiều thiện cảm. 
Dép lê được lòng phái đẹp trong nước và thế giới

Wednesday 16 July 2014

Tác dụng thú vị của trà xanh

Trà xanh giúp ngăn chặn sự thèm ăn, còn các catechin trong đó có khả năng đốt cháy chất béo ở bụng.

Trà xanh thường được nhắc tới với những lợi ích phong phú, chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiểu đường, tim mạch và một số bệnh khác. Ngoài ra, trà xanh còn là thức uống giúp giảm cân đáng kể. Dưới đây là giải thích chi tiết về tác dụng giảm cân của trà xanh để bạn sử dụng nó hiệu quả hơn nữa.

 

Tuesday 15 July 2014

Ăn nghệ giúp ngừa ung thư

Ăn nghệ giúp ngăn ngừa các dạng khác nhau của ung thư, giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, phòng bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột, chống bệnh trầm cảm.

Những người chưa bao giờ dùng nghệ hãy tập ăn bằng cách xem nó như một loại gia vị có màu vàng. Nếu thích cà ri, bạn cũng sẽ thích nghệ. Sử dụng thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được hương vị vừa nhẹ nhàng vừa ấm áp của loại gia vị này.

Nghệ có nhiều công dụng phòng chữa bệnh. Ảnh: Naturalnews.

Từ hàng nghìn năm nay, nghệ vàng đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược không thể thiếu. Viện Y tế Quốc gia Anh đã có đến 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của nghệ, thành phần quan trọng nhất của nó là chất curcumin. Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh. Loại cây họ gừng này là một tác nhân giúp cơ thể phòng chống hàng loạt bệnh nhờ tính kháng viêm của nó.

Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giúp ngăn ngừa các dạng khác nhau của ung thư, giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu mới còn phát hiện ra, việc hấp thụ 1.000 mg curcumin mỗi ngày sẽ giúp con người chống lại bệnh trầm cảm như thuốc Prozac.

Curcumin là chất béo hòa tan nên có thể phát huy tác dụng lớn nhất khi đưa vào chế biến món ăn với các chất béo lành mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy hạt tiêu đen giúp tăng cường hấp thụ curcumin vào máu. Từ đó, các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Natural News giới thiệu một số công thức chế biến món ăn dùng nghệ vừa thơm ngon và dễ thực hiện như sau:

1. Trứng

Rắc 2 muỗng cà phê bột nghệ vào trứng sống. Thêm một ít muối và tiêu, khuấy đều. Sau đó cho vào chảo xào với ít bơ. 

2. Nước sốt

Nghệ có thể được cho thêm vào nước sốt mù tạt hoặc sốt kem điều. Một số bà nội trợ còn cho nghệ vào món cà ri cũng rất ngon.

3. Ớt và súp

Nghệ cung cấp năng lượng và vị ấm cho món đậu, ớt và tất cả các món súp. Do đó hãy nêm thêm một một ít nghệ khi bạn làm món sa tế hành và tỏi, đừng quên rắc tiêu.

4. Xào rau

Khi xào rau, bạn hãy thử thay thế một chút dầu dừa, bột nghệ và tiêu thay vì dùng hương thảo, húng tây và tỏi. Chắn chắn món ăn sẽ ngon hơn và quan trọng là tốt cho sức khỏe của gia đình hơn.

5. Chiên

Đối với các thực phẩm dùng để chiên, hãy tẩm hoặc ướp với nghệ, dầu mè, giấm táo, hành, tỏi, ớt đỏ, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.

 

6. Trà

Bạn có thể thêm nghệ vào ly trà yêu thích của mình. Đặc biệt, khi thời tiết nóng nực, bạn có thể cho một chút nghệ hoặc gừng, bạc hà, chanh hoặc quế vào một tách trà nóng sẽ giúp giải nhiệt cơ thể. Nhớ kết hợp uống trà với bữa ăn nhẹ hoặc hoặc bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng.