Wednesday 11 November 2015

Bàn chân ‘tố cáo’ sức khỏe của bạn

(TNO) Tình trạng bàn chân có thể tiết lộ nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút
Hãy nghĩ tới bệnh gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, khiến các khớp sưng tấy. Ngón chân cái là phần xa tim nhất, do vậy bị tác động nhiều nhất. Dấu hiệu sớm của bệnh gout là buổi sáng ngủ dậy người bệnh thường thấy ngón chân cái đau, sưng, tấy đỏ.

Gout có thể là kết quả của việc thừa cân, do một số loại thuốc, chế độ ăn quá nhiều đạm hoặc cũng có thể do di truyền. Để tránh điều này, bạn nên quan tâm hơn về khẩu phần ăn của mình, đồng thời, đi khám bác sĩ nếu ngón chân quá đau.

Chân lạnh liên quan đến suy giáp
Nguyên nhân của chân bị lạnh có thể là do tuyến giáp bị suy yếu. Bên cạnh đó, bàn chân và các ngón chân luôn luôn lạnh cũng có thể là do vấn đề tuần hoàn máu trong cơ thể kém. Ngoài ra, các tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do không kiểm soát được đường huyết, thiếu máu cũng làm cho đôi chân cảm thấy lạnh.
Những dấu hiệu thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, tăng cân, đau nhức cơ bắp và trầm cảm. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu này, nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn.

gut_ajct

Bân chân bị sưng tấy

Chân loét hay bị tê là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân hay xuất hiện một vết loét đỏ không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2. Theo Healthmeup, việc tê dai dẳng và hay ngứa ran ở ngón chân có thể là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét nghiêm trọng và đòi hỏi phải dùng kháng sinh lâu dài, trong trường hợp nặng, có thể phải cắt bỏ. Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là khát dai dẳng, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi và giảm cân.

Móng chân trũng xuống do thiếu sắt

Nếu thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên do các tế bào máu không có đủ hemoglobin, một loại protein giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy đến cơ thể.

Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu. Bạn cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt qua các triệu chứng như da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân tái nhợt, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu

Không ai muốn chân đầy lông, nhưng nếu ngón chân hoàn toàn không một cọng lông nào có thể là một vấn đề.
Khi tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.

Ngón chân dày liên quan đến bệnh phổi

Hiện tượng đầu các ngón chân dày lên, móng thường cong tròn từ đầu xuống, đó là dấu hiệu bạn mắc bệnh phổi, nhưng cũng có thể do các căn bệnh như tim, gan, rối loại tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng.

Nếu tiền sử gia đình nhiều người có hình dạng móng chân như vậy thì bạn được xếp vào loại có tính di truyền mà không hề liên quan đến các bệnh lý kể trên.

Đau khớp ngón chân có thể bị viêm khớp dạng thấp

Các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân thường là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi tình trạng tự miễn dịch này. Hậu quả là khớp ngón sẽ không di chuyển dễ dàng như bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ trước khi thuyên giảm.

Viêm khớp dạng thấp làm tổn hại đến chất dịch trong khớp xương, khiến khớp sưng húp,và các ngón chân thường trở nên rất nhạy cảm. Theo thời gian, ngón chân có thể bị tổn thương phần sụn và khớp, dẫn đến mất cử động và gây đau đớn.
Móng méo mó và nhợt nhạt có thể do bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là nguyên nhân hàng đầu khiến móng chân có hình dạng trên. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng từ 1 – 2% dân số, và có thể liên quan đến stress, thuốc men hoặc di truyền. Đặc biệt, hơn nửa số bệnh nhân bị chứng da liễu này sẽ có móng chân vặn vẹo.

Những triệu chứng khác của bệnh vẩy nến gồm có da bong tróc, nhiễm trùng với các mảng da dày, màu trắng, bạc hoặc đỏ.

Ngọc Khuê



from WordPress http://ift.tt/1PpqhTP
via IFTTT

Tuesday 18 August 2015

Hỏi đáp về thiết bị phát nhạc chờ

Ngân hàng em có lắp thiết bị sân chơi trẻ em cho tổng đài điện thoại của ngân hàng trị giá 7 triệu đồng. Thiết bị này sẽ phát nhạc khi khách hàng gọi điện đến ạ. Thầy vui lòng tư vấn giúp em hạch toán giá trị thiết bị trên vào tài khoản nào cho hợp lý ạ.

* Trao đổi:

– Nếu thiết bị đó có thời gian sử dụng > 12 tháng và giá trị lại < 30trđ thì đây là CCDC nên hạch toán như CCDC (nếu đưa CCDC vào sử dụng ngay thì hạch toán vào CP trả trước và xác định thời gian sử dụng CCDC để xem thời gian từ 12 tháng trở xuống là CP trả trước ngắn hạn và > 12 tháng là CP trả trước dài hạn).

– Nếu thiết bị này giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán như 1 khoản chi phí quản lý thôi.

– Em xem chế độ kế toán NH hướng dẫn hạch toán như thế nào để áp dụng hạch toán cho đúng nhé còn về nguyên tắc thì hạch toán như trên.

Chúc em sức khỏe và thành công!




from WordPress http://ift.tt/1NjokXO
via IFTTT

Sunday 31 May 2015

BÓNG BAY CHO BÉ, NỤ CƯỜI CHO MẸ

Trong 1 tuần từ 31/5 đến 6/6, chúng tôi tặng BÓNG BAY SÁNG TẠO cho tất cả các bé dưới 15 tuổi đến showroom COMFORTOR tại 98 Yên Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.


Chẳng quản ngại nắng nóng mệt mỏi, hãy cùng đưa bé đến với Comfortor để thấu hiểu rằng:

CHĂM SÓC CHÂN CON, TRỌN TÌNH CHA MẸ

Ngay từ bé, trẻ nhỏ cần được định hình bàn chân và hỗ trợ vòm chân một cách tốt nhất. Ở giai đoạn này, xương chân của bé chưa phát triển hoàn thiện, trẻ nhỏ dễ gặp phải những tổn thương thuộc xương chân hay biến dạng bàn chân khi mang giày dép không phù hợp, thậm chí gây khó chịu và gây tổn thương chân, đi lại trên sàn bê tông, nền gạch cứng thương xuyên.

Thấu hiểu điều đó, Comfortor tạo ra những đôi dép dành riêng cho các em nhỏ để ngăn chặn những tổn thương chân không đnág có từ sớm nhất, tạo cho bé một dánh đứng khỏe mạnh và một nền tảng phát triển hệ xương khớp hoàn chỉnh. Xem mẫu dép Elsha Trail Kid dành cho bé tại đây: http://ift.tt/1eL6y19

Còn gì hạnh phúc hơn cho bé khi được thỏa thích bay nhảy với đôi dép chắc chắn, êm ái và chơi đùa, sáng tạo với những quả bóng bay được tạo hình tinh nghịch??? Và hãy nhớ:

Trong 1 tuần từ 31/5 đến 6/6, chúng tôi tặng BÓNG BAY SÁNG TẠO cho tất cả các bé dưới 15 tuổi đến showroom COMFORTOR tại 98 Yên Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.

Và hãy nhớ rằng chương trình Check-in tại cửa hàng và nhận ưu đãi giảm giá 30% vẫn đang diễn ra nhé các bà mẹ CHi tiết chương trình xem tại: http://bit.ly/checkincungComfortor

COMFORTOR – Chăm Sóc Sức Khỏe cho cả Gia Đình.



from WordPress http://ift.tt/1eL6y1c
via IFTTT

Tuesday 19 May 2015

“CHECK-IN LIỀN TAY, NHẬN NGAY GIẢM GIÁ 30%” CÙNG COMFORTOR

Nhằm tri ân với các khách hàng đã cùng đồng hành với Comfortor trong sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bàn chân cho người Việt, cũng như mong muốn nhân thêm những cơ hội trải nghiệm sự thoải mái, linh hoạt, sung sướng đối với những đôi chân mới chúng tôi đưa ra chương trình vô cùng hấp dẫn:

Từ 18/05 đến 18/06, Khi các bạn đến mua hàng tại hệ thống cửa hàng của Comfortor, chỉ cần chụp ảnh và check-in tại Comfortor Vietnam, để ở chế độ Public, ngay lập tức sẽ được giảm giá 30% cho mỗi sản phẩm giày dép.

 

Hệ thống cửa hàng của COMFORTOR:
*** Hà Nội: số 98 Yên Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04 3715 0369

*** TP. Hồ Chí Minh: Số 19C Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: 08 3920 5723

*** HOTLINE: 096 994 83 82

>>>Chú ý: SHARE CŨNG CÓ QUÀ: Chỉ cần CLICK VÀ SHARE link chương trình trên Facebook (http://bit.ly/checkincungComfortor), comment 2 chữ số bất kỳ, bạn sẽ có cơ hội nhận được 1 đôi Lót giày đặc biệt giúp nâng đỡ bàn chân của Comfortor trị giá 190.000đ (bit.ly/lotgiay). Chúng tôi sẽ lựa chọn người may mắn có dãy số gần nhất so với Kết quả giải đặc biệt của Xổ số Hà Nội ngày 30/05 để trao thưởng.

>>>1 ĐÔI DÉP COMFORTOR CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH:

Nhãn hiệu Comfortor được hình thành sau khi các bác sĩ chỉnh hình ở khắp nơi trên thế giới ghi nhận tác dụng tích cực mà sản phẩm giày dép Comfortor đem lại cho bệnh nhân của họ. Comfortor hiện đang dẫn đầu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho đôi chân, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương chân như phụ nữ đi giày dép không đúng chuẩn (cao gót, dép xỏ ngón…), bà bầu, người mắc bệnh bàn chân, người mắc chứng tiểu đường, bệnh nhân cơ-xương-khớp…(http://bit.ly/suckhoebanchan)

Sản phẩm Giầy dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự THOẢI MÁI, LINH HOẠT, HỖ TRỢ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Dựa trên thiết kế sáng tạo của đế giày cơ sinh học, giúp tăng diện tích tiếp xúc với bàn chân, dàn đều trọng lực trên chân cũng như tạo một cấu trúc vững chắc cho từng bước đi, dáng đứng, chúng tôi hỗ trợ cho bạn có một đôi chân khỏe mạnh, một hệ cơ-xương-khớp được chăm sóc tốt nhất.

>>>Giày dép CHĂM SÓC Sức khỏe COMFORTOR – Chăm sóc đôi chân cho cả gia đình.
>>>Website: http://ift.tt/1JPgKQd
>>>HOTLINE: 096 994 8382

-Comfortor Vietnam-



from WordPress http://ift.tt/1Sa5q6I
via IFTTT

Sunday 12 April 2015

DÉP TÔNG – KẺ THÙ SỐ 1 CỦA BÀN CHÂN

Bắt mắt, mát mẻ và tiện dụng, nhưng dép tông cũng có thể khiến đôi bàn chân bạn gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.



* Gây mệt mỏi cho đôi chân

Dép tông (dép xỏ ngón) có cấu trúc quá phẳng và hở nên không có khả năng hỗ trợ lực cho việc đi đứng của con người. Nếu đi tông trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho đôi chân mệt mỏi.

Cảm giác mỏi mệt của đôi bàn chân khi đi tông không khác khi bạn đi giày cao gót trong những dịp tiệc tùng. Nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi này chính là do các cơ phải hoạt động quá sức để hỗ trợ bàn chân, duy trì sự vận động đồng thời giữ cho quai dép tông không tuột ra khỏi chân.




11137089_1099192380107292_3971075902863271166_n * Nguy cơ cao bị chấn thương chân


Một trong những nguy cơ lớn nhất mà dép tông gây nên là nguy cơ chấn thương cao. Các nhà vật lý trị liệu cho biết, họ đã từng chứng kiến rất nhiều chấn thương nghiêm trọng ở những người thường xuyên đi tông.


Với thiết kế đơn giản chỉ bao gồm một đế bằng và một chiếc quai hình chữ Y nên dép tông không ôm chặt vào chân. Điều này ảnh hưởng đến gót chân và khiến bắp chân bị căng. Các dây chằng giữa phần gót chân và bụng chân sẽ bị yếu đi, đau đớn sẽ thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần đi liên tục.

Chính vì thế, đi dép tông trong một thời gian dài sẽ gây chấn thương cho mắt cá chân, nứt mắt cá, đau gót chân và bị bong gân. Quai của dép tông cọ xát vào bàn chân có thể là điểm làm cho da bị tấy lên gây nhiễm trùng hoặc làm rối loạn sự lưu thông máu.


Ngoài ra, do các đôi tông thường khá lỏng lẻo nên bạn cũng dễ bị trượt chân, ngã, đồng thời đi tông nhiều cũng gây ra những chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy các xương bàn chân do xương bị căng quá mức.


*Viêm cơ mạc bàn chân

Một chẩn đoán thường gặp khác với những người thường xuyên đi dép tông là bệnh viêm cơ mạc bàn chân. Biểu hiện của bệnh là tình trạng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân, xảy ra khi bạn thường xuyên điều chỉnh các ngón chân để cố định lại bàn chân. Viêm cơ mạc bàn chân là một bệnh lý mãn tính gây đau đớn, khó chịu.


* Làm đau, biến dạng ngón chân


Những người thường xuyên đi dép tông sẽ bị đau các ngón chân do đôi chân thường xuyên phải ghì lấy dây quai mỏng manh của dép tông để giữ tông khỏi tuột. Từ đó làm tăng độ căng của các liên kết chạy dọc lòng bàn chân gây chứng 11127810_1099192340107296_4178398967605710983_n sưng, phù, co giật, đau xương và thậm chí biến dạng ngón chân.


*Làm đau đầu gối, đau lưng


Khi đi dép tông, sự liên kết ở toàn bộ phần thân dưới của bạn bị thay đổi. Do đó bạn có thể gặp phải các vấn đề về cơ khi di chuyển. Bạn cũng thực hiện các bước ngắn hơn và bàn chân bạn sẽ phải tiếp đất khác nhau trong mỗi bước đi. Điều này gây nên những thay đổi về đầu gối, hông và lưng. Lâu dài sẽ dẫn tới đau lưng hay đau đầu gối. Các nhà vật lý trị liệu thậm chí còn đưa ra cảnh báo rằng những thay đổi này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.


* Cháy nắng và phồng rộp da

Khi đi tông, phần lớn bàn chân bạn sẽ bị lộ ra, trong khi đó nhiều người lại không có thói quen bôi kem chống nắng cho bàn chân. Do đó khiến chân bạn dễ bị cháy nắng khi phải tiếp xúc với các tác nhân của môi trường. Bên cạnh đó, mụn nước và vết phồng rộp cũng là những thứ đáng ghét do dép tông gây ra, đặc biệt là ở các kẽ chân, nơi bạn không thể dùng băng cá nhân băng lại được.


Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, dép tông có thêm quai đằng sau sẽ là sự lựa chọn tốt nhất vì nó giữ chân bạn thoải mái, không phải dồn lực vào ngón chân cái khi bước đi. Do đó, chúng giúp bạn bảo vệ khỏi các bệnh về chân.






from WordPress http://comfortor.com.vn/dep-tong-ke-thu-so-1-cua-ban-chan/

via IFTTT

Saturday 11 April 2015

Dép tông: 'Thủ phạm' gây ra các bệnh ở chân

Dép tông: 'Thủ phạm' gây ra các bệnh ở chân

Bắt mắt, mát mẻ và tiện dụng, nhưng dép tông cũng có thể khiến đôi bàn chân bạn gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Gây mệt mỏi cho đôi chân

Dép tông (dép xỏ ngón) có cấu trúc quá phẳng và hở nên không có khả năng hỗ trợ lực cho việc đi đứng của con người. Nếu đi tông trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho đôi chân mệt mỏi.

Cảm giác mỏi mệt của đôi bàn chân khi đi tông không khác khi bạn đi giày cao gót trong những dịp tiệc tùng. Nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi này chính là do các cơ phải hoạt động quá sức để hỗ trợ bàn chân, duy trì sự vận động đồng thời giữ cho quai dép tông không tuột ra khỏi chân.

Nguy cơ cao bị chấn thương chân

Một trong những nguy cơ lớn nhất mà dép tông gây nên là nguy cơ chấn thương cao. Các nhà vật lý trị liệu cho biết, họ đã từng chứng kiến rất nhiều chấn thương nghiêm trọng ở những người thường xuyên đi tông.

Dép tông rất phổ biến vì sự tiện dụng của nó (Ảnh minh họa: Internet)

Với thiết kế đơn giản chỉ bao gồm một đế bằng và một chiếc quai hình chữ Y nên dép tông không ôm chặt vào chân. Điều này ảnh hưởng đến gót chân và khiến bắp chân bị căng. Các dây chằng giữa phần gót chân và bụng chân sẽ bị yếu đi, đau đớn sẽ thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần đi liên tục.

Chính vì thế, đi dép tông trong một thời gian dài sẽ gây chấn thương cho mắt cá chân, nứt mắt cá, đau gót chân và bị bong gân. Quai của dép tông cọ xát vào bàn chân có thể là điểm làm cho da bị tấy lên gây nhiễm trùng hoặc làm rối loạn sự lưu thông máu.

Ngoài ra, do các đôi tông thường khá lỏng lẻo nên bạn cũng dễ bị trượt chân, ngã, đồng thời đi tông nhiều cũng gây ra những chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy các xương bàn chân do xương bị căng quá mức.

Viêm cơ mạc bàn chân

Một chẩn đoán thường gặp khác với những người thường xuyên đi dép tông là bệnh viêm cơ mạc bàn chân. Biểu hiện của bệnh là tình trạng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân, xảy ra khi bạn thường xuyên điều chỉnh các ngón chân để cố định lại bàn chân. Viêm cơ mạc bàn chân là một bệnh lý mãn tính gây đau đớn, khó chịu.

Tuy nhiên, nó lại có thể gây nhiều tác hại cho đôi bàn chân (Ảnh minh họa: Internet)

Làm đau, biến dạng ngón chân

Những người thường xuyên đi dép tông sẽ bị đau các ngón chân do đôi chân thường xuyên phải ghì lấy dây quai mỏng manh của dép tông để giữ tông khỏi tuột. Từ đó làm tăng độ căng của các liên kết chạy dọc lòng bàn chân gây chứng sưng, phù, co giật, đau xương và thậm chí biến dạng ngón chân.

Làm đau đầu gối, đau lưng

Khi đi dép tông, sự liên kết ở toàn bộ phần thân dưới của bạn bị thay đổi. Do đó bạn có thể gặp phải các vấn đề về cơ khi di chuyển. Bạn cũng thực hiện các bước ngắn hơn và bàn chân bạn sẽ phải tiếp đất khác nhau trong mỗi bước đi. Điều này gây nên những thay đổi về đầu gối, hông và lưng. Lâu dài sẽ dẫn tới đau lưng hay đau đầu gối. Các nhà vật lý trị liệu thậm chí còn đưa ra cảnh báo rằng những thay đổi này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Cháy nắng và phồng rộp da

Khi đi tông, phần lớn bàn chân bạn sẽ bị lộ ra, trong khi đó nhiều người lại không có thói quen bôi kem chống nắng cho bàn chân. Do đó khiến chân bạn dễ bị cháy nắng khi phải tiếp xúc với các tác nhân của môi trường. Bên cạnh đó, mụn nước và vết phồng rộp cũng là những thứ đáng ghét do dép tông gây ra, đặc biệt là ở các kẽ chân, nơi bạn không thể dùng băng cá nhân băng lại được.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, dép tông có thêm quai đằng sau sẽ là sự lựa chọn tốt nhất vì nó giữ chân bạn thoải mái, không phải dồn lực vào ngón chân cái khi bước đi. Do đó, chúng giúp bạn bảo vệ khỏi các bệnh về chân.

 

Tuesday 31 March 2015

Vì sao kích cỡ hai bàn chân khác nhau?

Vì sao kích cỡ hai bàn chân khác nhau?

 

Hầu như kích cỡ hai bàn chân của chúng ta không bằng nhau. Đa phần sự khác biệt về kích cỡ này không đáng kể, nhưng một số người lại có sự khác biệt lớn.

Để kiểm tra kích thước của bàn chân, bạn hãy lấy một mảnh giấy, lấy bút chì để phác thảo hình dạng của bàn chân. Dùng thước đo để đo chiều dài và chiều rộng của bàn chân, tại hai điểm dài nhất và rộng nhất.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao hai bàn chân của mình không bằng nhau?

Nếu kích thước của hai bàn chân bạn bằng nhau, đây là trường hợp thiểu số. Hầu hết chúng ta có một bàn chân to hơn chân còn lại. Trên thực tế, khoảng 80% thời gian trong đời, chúng ta có chân trái to hơn chân phải.

Trong khi hầu hết chúng ta đều được sinh ra với bàn chân có kích thước khác nhau, bàn chân của một số người có thể thay đổi kích thước theo thời gian. Điều này có thể xảy ra vì một số lý do, trong đó bao gồm:

Chấn thương chân, đặc biệt là nếu các chấn thương xảy ra ở độ tuổi thanh niên, khi các xương vẫn tiếp tục phát triển.

Dị tật chân, có thể đã được chữa trị hoặc vẫn còn tồn tại.

Sử dụng một chân thường xuyên khi chơi một môn thể thao, làm cho bàn chân này phát triển hơn một chút.

Sự gia tăng kích thước bàn chân theo tuổi tác, trong quá trình này, các chân có thể phát triển ở mức như nhau.

Phải làm gì với bàn chân có kích thước khác nhau?

Để bắt đầu, hãy tìm ra bàn chân nào của bạn lớn hơn, và độ chênh lệch là bao nhiêu. Nếu sự khác biệt là rất nhỏ, bạn có thể lựa chọn những đôi giày có cùng kích thước.

Nếu sự khác biệt là nhiều hơn một chút, chẳng hạn như một nửa kích cỡ giày, thì bạn nên mua giày vừa với bàn chân có kích thước lớn hơn.

Sẽ tốt hơn khi đi một chiếc giày hơi lỏng lẻo, hơn là một chiếc giày quá chật, và bạn luôn có thể làm khít chiếc giày lỏng lẻo với một miếng lót giày nếu cần thiết.

Nếu đôi chân của bạn có sự khác biệt lớn về kích cỡ, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn khi mua giày.

Giải pháp lý tưởng dành cho bạn là tìm kiếm những cửa hàng bán giày, có thể cho bạn mua một đôi giày với hai kích thước khác biệt nhau. Nếu không bạn có thể lựa chọn đóng giày sao cho vừa vặn với đôi chân của bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo các lựa chọn khác, như mua hai đôi giày với kích cỡ khác nhau, giữ hai chiếc giày bạn cần và bán một nửa kia cho những người có nhu cầu.

 

Saturday 28 March 2015

Những tư thế đi nên từ bỏ

Những tư thế đi nên từ bỏ

Mỗi người đều có cách đi, đứng khác nhau và nó đã trở thành thói quen khó bỏ. Nhưng nếu bạn đang có một trong những tư thế dưới đây thì hãy cố gắng sửa chữa vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

 

Đầu cúi về phía trước

Đối với những người có xu hướng cúi đầu về phía trước về lâu dài có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng ở cơ phía sau cổ. Để khắc phục tình trạng này Ashley Mazurek, chuyên gia thể hình tại Viện CHEK cho biết, giải pháp tốt nhất là tập thói quen để mắt luôn hướng về phía trước khi bước đi.

Hai đầu bàn chân chụm vào nhau

Có rất nhiều lý do khác nhau khiến các ngón chân cong vào bên trong (hay còn gọi là chân chim bồ câu) như viêm khớp, dị dạng xương,... Để khắc phục điều này ông Bill Hartman  đã nói với tạp chí Sức khỏe nam giới rằng, giải pháp cho vấn đề này là luyện tập bài tập kiểu "vỏ sò". Nằm nghiêng sang một bên, hai đầu gối uốn cong ở một góc 90 độ và hai gót chân chạm vào nhau. Giữ hông ở nguyên vị trí, nâng đầu gối chân phía trên lên để bắt chước vỏ sò đang mở. Giữ tư thế này trong  5 giây. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Vai cao vai thấp

Thủ phạm cho bệnh này là bạn có một cơ cầu vai (trapezius) ngắn hơn. Để lấy lại tư thế bạn cần luyện tập để nâng cầu vai lên. Hãy đưa cánh tay bên vai cao hơn ra sau lưng và nghiêng đầu về bên này cho đến khi bạn cảm thấy như bị kéo căng. Nhẹ nhàng đặt bàn tay còn lại lên vai thấp hơn và giữ trong 30 giây. Lặp lại 3 lần mỗi ngày.

Đi gập lưng

Tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sống lưng của bạn gây đau lưng. Hãy nằm một cách thoải mái để cơ thể thư giãn, sử dụng một con lăn đặt song song với vai sau đó gấp hai tay sau đầu, lăn con lăn 5 lần từ vai xuống thắt lưng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn lấy lại được dáng đi như ý.

Đi chân vịt

Đi chân vịt đối lập với đi kiểu chân bồ câu, nghĩa là cả hai bàn chân đều hướng về hai bên khác nhau. Điều này có thể gây ra các cơn đau ở hông hay lưng dưới. Để khắc phục vấn đề này và tăng tính linh hoạt cho hông của bạn hãy tập bài thể dục sau: đặt một chân vào mặt sau của đầu gối đối diện. Giữ cột sống của bạn cong, đặt trọng lượng cơ thể về phía sau và tiếp tục uốn cong hông cho đến khi cảm thấy như  đang bị kéo căng. Giữ tư thế này trong 30 giây, lặp lại 3 lần, và sau đó đổi bên.

 

Thursday 26 March 2015

Cách xử lý một số bệnh của bàn chân

Cách xử lý một số bệnh của bàn chân

1. Các vết chai sần

Các vết chai ở chân là do các lớp da chết cứng, dày bao quanh một nhân và có các dây thần kinh ở phía dưới. Chúng được hình thành từ các vết ép và phồng rộp lên do đi giầy không phù hợp, do dáng đi (bàn chân dẹt, dị tật ở chân hoặc có vấn đề trong cấu trúc chân).

Để ngăn ngừa các vết chai sần, nên đi giầy và tất vừa chân để không bị trầy xước da chân; tránh đi giầy đế cao, hoặc bất cứ loại giầy nào làm bạn không thoải mái và gây đau chân.

Để loại bỏ các vết chai sần, hãy ngâm chân vào nước ấm cho đến khi các vết chai mềm rồi nhẹ nhàng dùng một hòn đá kỳ chà vết chai. Làm vài lần như vậy mới khỏi.

Dùng một tấm gạc hoặc miếng cao dán vào chỗ chai và lót một lớp giấy thấm mồ hôi khi đi giầy.

Trên các miếng đệm chữa chai chân có chứa axít salicilíc nên phải sử dụng cẩn thận để tránh gây bỏng.

Nếu bạn mắc bệnh đái đường hoặc có vấn đề về hệ tuần hoàn, hãy đến bác sĩ để được chỉ dẫn về cách chữa vết chai sần.

2. Viêm kẽ ngón chân, các ngón chân khoằm xuống

Viêm tấy là do sự dị dạng của khớp ngón chân cái, gây sưng tấy và bị đau khi đi bộ. Các vết sưng tấy nhỏ có thể xuất hiện ở đốt xương thứ năm và các khớp xương của các ngón chân còn lại.

Các ngón chân khoằm xuống là dị dạng của các khớp chân, thường xảy ra ở một trong ba ngón chân giữa và ở tình trạng ngón chân bị bẻ xuống như móng vuốt, gây đau đớn và cản trở khi đi lại

Phụ nữ thường hay mắc những vấn đề này hơn vì họ thường đi giầy chật, hẹp, đế cao vì trọng lực được đặt lên mu bàn chân thay vì gót chân.

Nếu bạn bị chứng viêm và khoằm chân thì hãy đi giầy đế thấp và nên đi xăng đan để cho chân được khô thoáng. Các vết viêm và ngón chân khoằm gây đau đớn cần phải chữa trị bằng thuốc, đôi khi còn phải phẫu thuật.

3. Móng chân mọc vào trong

Các móng chân mọc sâu vào trong khi đầu móng bị cắt sâu và sát thịt. Các đôi giầy và tất chật cũng là thủ phạm của sự phát triển bất thường này.

Để điều trị chứng bệnh này, hãy ngâm chân vào nước ấm để làm mềm móng và lấy ít bông thấm nước đặt ngay dưới móng để khỏi cắt vào thịt. Tiếp tục làm cho đến khi móng phát triển bình thường. Đi xăng đan hoặc giầy có xỏ nhiều lỗ thoát khí.

Nếu khu vực đó bị tấy đỏ, sưng phồng lên và bị nhiễm trùng thì phải dùng thuốc hoặc tiểu phẫu (cắt đến tận đáy để tạo móng mới) và laze.

Cách cắt móng theo hình chữ "V" sẽ chữa hoặc ngăn cản được móng phát triển vào trong là không đúng mà phải cắt móng chân thẳng, không tạo các hình cung và không cắt quá sát. Sửa các góc bằng rũa.

4. Các mụm cơm bí ẩn

Đây là những "vật thể lạ" thường xuất hiện ở lòng bàn chân. Các mụn cơm này bẹt và có màu sáng. Chúng do một loại vi rút gây ra và khó lây lan. Nếu là mụn cơm nhỏ và không đau, hãy kệ nó vì chúng sẽ tự biến mất cùng lắm là một hoặc hai năm.

Nếu là mụn cơm gây đau, bạn hãy dùng thuốc trị mụn cơm. Những thuốc này thường có chứa axít salicilic vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh bị bỏng.

5. Nhiễm nấm

Để ngăn chặn nấm gây ngứa, bạn hãy giữ cho chân của mình luôn sạch sẽ, khô thoáng nhất là vào mùa hè nóng bức.

Cả bàn chân và giữa các ngón chân phải luôn khô thoáng. Tránh đi giầy quá chật, bí hơi và tất ẩm ướt. Hãy đi chân đất và xăng đan khi có cơ hội.

Nếu đi giầy, hãy chọn loại tất thấm được mồ hôi. Làm khô thoáng các đôi giầy của bạn, đừng đi một đôi giầy từ ngày này qua ngày khác. Cho ít chất chống mồ hôi và nấm cũng là cách giúp cho chân bạn luôn khô thoáng.

6. Đau gót chân

Gót chân đau khi bạn dồn trọng lượng vào một hoặc cả 2 gót chân khi vừa ngủ dậy hoặc đứng dậy sau một khoảng thời gian ngồi lâu. Cơn đau thường giảm đi sau khi bạn đi lại khoảng một giờ.

Đi giầy cao hoặc đế giầy mỏng; tham gia tập thể thao quá sức, bài tập quá nặng với giầy không phù hợp... cũng là nhân tố làm chân đau. Chứng đau dây thần kinh, viêm khớp và viêm gân cũng gây ra đau gót chân vì chúng có thể làm rạn xương chân. Bệnh đái đường và ốm đau khác cũng có thể làm gót chân đau.

Cách điều trị tốt nhất là hãy giảm các bài tập và để chân nghỉ ngơi tối đa. Muốn giảm đau, hãy chườm đá 3 đến 4 lần trong một ngày và mỗi lần khoảng 20 phút.

Bạn cũng có thể dùng một tấm lót đế thấm mồ hôi bằng silicon ở các cửa hàng thuốc vào đôi giày. Tránh đi giầy đế quá mỏng hoặc cao. Hãy tham gia các môn thể thao mà không gây lực quá mạnh vào gót chân như đạp xe, bơi.

7. Các vết phồng rộp

Nếu các vết phồng rộp nhỏ thì bạn không cần quan tâm. Bạn chỉ cần giữ sạch sẽ khu vực phồng rộp thôi. Bạn cũng có thể tạo các lỗ nhỏ ở lớp giấy thấm mồ hôi để giảm ma sát của các vết phồng rộp.

Nếu vết phồng rộp vỡ ra, hãy rửa bằng xà phòng và nước. Sau đó dùng gạc băng vào. Nó sẽ khỏi rất nhanh.

Nhưng nếu vết vỡ chỗ phồng rộp lớn và đau thì hãy làm như sau: Rửa sạch chỗ phồng rộp đó, sau đó dùng dùng kim được vô trùng (giữ nó trong ngọn lửa rồi để nguội) đâm vào vết phồng rộp. Nhẹ nhàng tra thuốc mỡ và dùng gạc vô trùng băng lại. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy đỏ lên thì đến bác sĩ ngay.

 

Wednesday 25 March 2015

Đau Gót Chân: Giày Dép Chữa Trị và Phòng Ngừa

Đau Gót Chân: Giày Dép Chữa Trị và Phòng Ngừa

 

Xương gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ độ sốc và chịu áp lực khi bạn đi, đứng, chạy. Khi Xương gót chân đau nhức báo cơ thể chúng ta biết về một vấn đề sức khỏe nào đó không nên bỏ qua.             

 

Viêm cân gan chân là triệu chứng phổ biến nhất thường được y bác sĩ chuẩn đoán là nguyên nhân gây bệnh đau gót bàn chân. Những hoạt động gây căng thẳng quá tải: như đi lại nhiều, đứng nhiều, tăng cân, hoặc một số vấn đề y sinh như vòm bàn chân quá phẳng hoặc quá lõm, làm kéo căng quá mức dãy gân dây chằng ở mặt dưới lòng bàn chân, gây sưng viêm điểm nối dây chằng với xương gót tạo ra cảm giác đau tại gót và lan tỏa về phía trước bàn chân.

Cảm giác đau gót chân gây nhức nhối với cường độ mạnh nhất vào đầu buổi sáng, hoặc sau một thời gian nghĩ ngơi. Cơn đau gót sẽ giảm đi dần sau đó, tuy nhiên đó là khởi đầu cho sự khó chịu và đau nhức tiến triển thầm lặng.

dau-gai-got-chan

Đau gót chân do gai gót chân

Gai gót chân, là dạng tiến triển bất thường của xương gót, khi gân dưới gót chân đau âm ỉ lâu ngày, não bộ của bạn nhận được tín hiệu cơn đau này, làm xương gót tự động điều tiết ra chất gọi là canxi nhằm xoa dịu cơn đau, càng ngày lượng canxi lắng đọng hình thành xương nhọn dưới gót, khiến phần sau gót chân đau rất khó chịu khi đi và đứng.

 

Phương Cách chữa trị bệnh đau nhức gót chân không phẩu thuật  được áp dụng trước tiên là đế giày cơ sinh học với chất liệu và công nghệ tốt hơn, thiết kế nôi bảo vệ sâu chứa gót và vùng ngăn nâng cao dây chằng plantar giúp chuyển áp lực bớt ở phần gót, giảm đau gót chân, tạo bước đi tự nhiên thoải mái, dần dần hồi phục chức năng bàn chân.

 

Giày dép mang hàng ngày cũng là tiêu chí quan trọng khi điều trị đau gót chân, một đôi giày với lớp đệm gót êm kết hợp cầu hỗ trợ  tốt cho vòm chân và chiều cao phần gót thích hợp giúp đôi chân khỏe.

Đó chính là những gì sản phẩm giày,dép Comfortor luôn hướng đến '' Giày dép vì sức khỏe'', phòng ngừa các vấn đề về đau chân, đau đầu gối. Khi có Comfortor sẽ không có bất kỳ vấn đề gì là nguyên nhân nữa.

Tuesday 24 March 2015

Bàn chân không khỏe

Bàn chân không khỏe

Bàn chân là một trong những bộ phận của cơ thể phải liên tục hoạt động nặng nhọc nhưng ít được chú ý, đây lại là vùng cơ thể dễ bị nấm, chai sần, thậm chí bị các loại bệnh làm chúng ta không đi đứng được vì đau đớn

Bàn chân có nhiệm vụ chính là chống đỡ sức nặng của cơ thể, duy trì sự cân bằng và giúp chúng ta di chuyển một cách năng động. Nhiều người ít quan tâm bàn chân, chỉ khi thực sự thấy đau mới chú ý đến tình trạng bệnh tật của mình. Hãy trang bị kiến thức về những vấn đề thường gặp để giữ bàn chân luôn khỏe.

Ðau gót chân

Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hằng ngày. Những người ở lứa tuổi ngoài 40 nếu hoạt động nhiều thường có triệu chứng này. Ở tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng ở gót chân đều giảm. Dấu hiệu chính của bệnh đau gót chân là cảm giác đau ngầm, sau đó, đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc xung quanh gót chân. Tùy vào vị trí đau có thể do báo hiệu các bệnh lý như gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại...

Hột cơm (mụn cóc)

Là một bệnh thường gặp ở người trẻ, từ 15 đến 30 tuổi, bệnh gây ra bởi một loại virus thường thấy ở lòng bàn chân hoặc các kẽ chân. Ban đầu mụn chỉ là một nốt nhỏ nhưng sau đó có thể phát triển thành từng đám, chai cứng. Mụn cóc thường sẩn màu vàng đục hoặc màu da nhỏ. Có khi nổi cao sần sùi màu xám đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Người bệnh thường cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm mụn mới. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Nếu mụn cóc không gây đau thì tự để cho hệ miễn dịch cơ thể đào thải. Nhưng nếu to và gây đau cần đi khám để bác sĩ có phương pháp xử lý. Loại virus gây mụn cơm thường có trong môi trường ẩm ướt như hồ bơi, phòng tắm công cộng... vì thế, mỗi khi đến những nơi này, cần chú ý đi dép và vệ sinh sạch sẽ.

Vết chai sần

Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng, bảo vệ những vùng da nhạy cảm khỏi những cọ sát trong quá trình vận động. Nguyên nhân là do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. ngoài ra, chai sần chân thường là do đi giày hay dép quá chật. Chai chân rất dễ nhận biết và ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng. Có thể khắc phục hiện tượng chai sần này bằng cách mang giày vừa vặn và có lót. Ngoài ra, việc tẩy tế bào chết cũng giúp loại bỏ vết chai. Với những trường hợp nặng, có thể nhờ đến tiểu phẫu để cắt bỏ bớt vết chai

Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; còn chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân. Tùy từng vị trí mà có thể báo hiệu mắc một số bệnh lý như nguy cơ mắc các bệnh về xương, rắc rối ở ruột và đại tràng, rối loạn chức năng gan...

Viêm kẽ móng chân

Là tình trạng vùng da quanh móng chân bị sưng tấy, gây đau đớn do móng chân phát triển và chọc vào da. Trong trường hợp này, bạn có thể ngâm chân trong nước muối để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm mùi hôi. Cách phòng bệnh tốt nhất là đừng cắt móng chân theo hình vòng cung mà phải cắt móng chân thẳng. Ngoài ra, đi các loại giày quá rộng hoặc quá chật đều không tốt cho bàn chân.

U dây thần kinh

U dây thần kinh của một Morton là lành tính, sưng dọc theo dây thần kinh ở chân mang cảm giác từ các ngón chân. Thường phát triển giữa các ngón chân thứ ba và thứ tư. Không rõ nguyên nhân khi các dây thần kinh bắt đầu sưng. Nhưng khi sưng thì xương và dây chằng gần đó gây áp lực lên các dây thần kinh, gây ra nhiều kích thích và viêm. Hiếm khi bị u dây thần kinh của Morton phát triển trong cả hai chân cùng một lúc. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ vì kết quả của việc đi giày cao gót, giày hẹp ngón. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ u thần kinh của Morton. Các triệu chứng điển hình là gây ra cảm giác đau rát, tê hoặc ngứa ran ở các ngón chân.

Chăm sóc bàn chân

Để giữ đôi chân khỏe mạnh nên rửa chân sạch sẽ mỗi ngày, lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa các kẽ ngón chân. Ngoài ra, trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước ấm có pha thêm muối hoặc củ gừng sẽ giúp chân luôn được ấm áp, nước ấm sẽ làm mềm và bong các lớp da chết. Thường xuyên cắt móng chân, mang giày phù hợp. Có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da để gót chân lúc nào cũng mềm mại.

 

 

 

Monday 23 March 2015

Đừng để mắc bệnh vì giày dép không phù hợp!

Khi chọn giày dép, với phụ nữ, tính thẩm mỹ luôn là lý do để quyết định nên mua hay không.


Tuy nhiên, chuyên gia về xương khớp khuyên rằng, vì sức khỏe của đôi chân, chị em hãy chọn cho mình những đôi giày, dép có tác dụng đúng nghĩa: bảo vệ chân.


TS.BS Thái Thị Hồng Anh, nguyên Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM, cho biết theo kết quả một nghiên cứu của Hội chỉnh hình bàn chân Hoa Kỳ thì giày dép gây ảnh hưởng rất nhiều đến bàn chân.


Tại phòng khám chuyên khoa Nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TPHCM thường xuyên có những bệnh nhân đến khám vì đau, tê gót chân, các bất thường như ngón chân có chai, u, quặp, biến dạng, hoại tử móng… Các bác sĩ phát hiện giày dép đã góp phần không nhỏ trong việc gây bệnh hay làm nặng hơn tình trạng hiện có.


Những điều chưa biết về bàn chân


Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường và gấp nhiều lần khi ta chạy, nhảy tùy theo nền đất mềm, phẳng hoặc rắn, gồ ghề… Vì vậy, bàn chân là nơi phải chịu nhiều sang chấn và rất dễ bị tổn thương.


Do đó, việc tập luyện và sử dụng giày dép phải phù hợp với mục đích sử dụng (chẳng hạn: giày chơi thể thao khác nhau cho từng môn, giày đi bộ, giày công sở, giày khiêu vũ…) giúp hạn chế chấn thương bàn chân.


Với người bình thưởng, bàn chân sẽ thay đổi kích thước tùy theo độ tuổi. Từ lúc trưởng thành đến lúc già đi, bàn chân có khuynh hướng thay đổi cả chiều dài lẫn chiều ngang. Vì vậy, chuyên gia xương khớp khuyến cáo mọi người không nên mua giày dép theo một kích cỡ duy nhất mà nên đo kích thước bàn chân lại sau mỗi 5 năm.


Kích thước bàn chân buổi tối thường lớn hơn từ 5-8% so với bàn chân buổi sáng. Do thay đổi về nội tiết tố, về trọng lượng…phụ nữ mang thai thường có bàn chân lớn hơn so với lúc chưa mang thai. Một số bệnh lý cũng có thể làm thay đổi hình dạng và kích cỡ bàn chân như: tiểu đường, thoái hóa khớp…



Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường.


Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường.




Hậu quả của việc mang giày, dép không thích hợp


Giày chặt, gót cao và mũi nhọn dễ làm ngón chân cái bị vẹo, biến dạng gấp vẹo ngoài và phì đại, đôi khí sưng đỏ khớp bàn đốt ngón chân, dễ chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh gout.


Thường xuyên mang dép lê cũng có thể không tốt cho chân vì đế dép quá mềm, không đủ sức bảo vệ lòng bàn chân: ngoài ra, các ngón có khuynh hướng bấu vào đế dép khi di chuyển dễ làm ngón chân biến dạng.


Giày dép không phù hợp (quá chật, quá mềm, quá cứng, quá cao, quá bẹt gót…) cũng là yếu tố gây ra một số bệnh lý như: gai xương gót, viêm cân mạc bàn chân. Tác động xấu đến xương chân và lưng.


Thường xuyên mang giày cao gót có thể làm bong gân cổ chân khi bất thình lình bị trẹo gót. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến độ vững của cổ chân, do thế phải phẫu thuật để phục hồi các dây chằng bị tổn thương.


Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân. BS Hồng Anh cũng đưa ra cảnh báo: những đôi dép massage có gai mặt đế trong không tốt nếu mang ở tư thế đứng hay đi liên tục quá 30 phút, đặc biệt đối với bệnh nhân có vấn đề về mạch máu như bệnh nhân đái tháo đường, phù, giãn mạch máu chân…


Khi bị đau nhức bàn chân, nên để bàn chân được nghỉ ngơi, có thể uống thuốc giảm đau thông thường và nên đến bác sĩ khi không thuyên giảm. Với bệnh nhân bị tiểu đường, không nên ngâm chân vào nước nóng hay xoa bóp dầu nóng vì cảm giác bàn chân ở người tiểu đường thường giảm nên không nhận thức kịp tổn thường xảy ra ở bàn chân.


Thân nhân và bản thân người bệnh tiểu đường cần được hướng dẫn để tự khám bàn chân hàng ngày nhằm tránh những tai biến nặng nề cho bàn chân.



Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân.


Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân.




Chọn giày phù hợp với từng loại chân


Để chọn được một đôi giày đúng nghĩa bảo vệ bàn chân, cần nhớ các quy tắc sau:


1. Nên mua giày vào buổi tối vì đây là thời điểm kích cỡ chân to nhất trong ngày.


2. Chọn giày, dép có chất liệu càng gần với nguồn gốc từ thiên nhiên càng tốt.


3. Do hai bàn chân thường không bằng nhau nên khi mua giày nên chọn kích cỡ theo bàn chân to nhất. Nên mang thử cả đôi. Nếu đôi giày, dép nào mang vào làm chân đau ngay từ khi mới thử mang lần đầu tiên thì nên loại ra. Chọn giày, dép có độ chênh lệch giữa đế và mũi giày không quá 7 cm.


4. Chiều dài bàn chân phải đo từ đầu ngón chân dài nhất đến điểm cuối cùng của gót chân.


5. Bề ngang của bàn chân phải đo tại bề ngang rộng nhất của bàn chân.


6. Kích cỡ giày đúng: mũi giày cách ngón dài nhất khoảng 1 – 1,5cm, bề ngang tương đương bề ngang bàn chân.


7. Không nên mang một đôi giày quá 24h liên tục. Trước khi cất vào hộp phải để nơi khô ráo thoáng khí khoảng 1 ngày. Thay vớ thường xuyên mỗi ngày hay mỗi khi bị ẩm ướt. Đối với giày thể thao, dùng thêm gói chống ẩm hay phấn chống ẩm khi bảo quản.


8. Chọn loại giày có đế chắc chắn, mũi giày mềm dẻo. Một đôi giày đạt yêu cầu về độ mềm dẻo là khi ta bẻ gập đôi giày lại rồi trả nó về vị trí ban đầu vẫn không gây biến dạng.


Theo Phúc Miên – Gia đình và Xã hội






from WordPress http://ift.tt/1C6ct7S

via IFTTT

Thursday 19 March 2015

Kỳ diệu ngâm ấm bàn chân

Ngâm mình trong nước ấm một phần hoặc toàn bộ cơ thể là một trong những hình thức cổ xưa nhất của y học, và có lý do chính đáng tại sao hình thức điều trị này đã tồn tại lâu dài trước thử thách của thời gian.



Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.


Bán chân cần ấm


Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tụy; từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như: tim, gan, mật, phổi, thận; cho đến các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang. Tác động lên các huyệt đạo sẽ kích thích hoạt động các cơ quan trên.


Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.


Bán chân cần ấm


Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơn thuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân để nhiệt độ và chất thuốc hòa tan trong nước tác động thấm vào da nhằm điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà. Từ đó phương pháp này có tác dụng cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.


Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can – Tỳ, giúp sơ can – kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy. Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngón chân thứ tư thuộc kinh Đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh Thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược…


Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.


Các bài thuốc ngâm chân


Có thể dùng độc vị như: quế chi, gừng, lá lốt, kinh giới, hương nhu, ngải cứu… Nói chung, những dược liệu có tinh dầu đều dùng để ngâm chân.


Đối với người đau nhức xương khớp có thể dùng độc vị hoặc sử dụng các loại thảo dược hay sử dụng để xông như: ngải cứu, lá gừng, lá hương nhu, muối hột rất tốt cho các bệnh khớp, lạnh tay chân.


Khi nước ngâm chân còn nóng, đặt 2 bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi, không vội ngâm chân ngay vào nước nóng, để tránh cho bàn chân bị phỏng nếu nước quá nóng và để chân làm quen dần với nhiệt độ cao. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân xuống thấp, đặt bàn chân sát trên mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân.


Mất ngủ: dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.


Di tinh, xuất tinh sớm: dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.


Đau gót và viêm khớp cổ chân: dùng nước thuốc gồm: thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương l0g, một dược l0g, huyết kiệt l0g, lão hạc thảo 30g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.


Viêm tắc tĩnh mạch chân: dùng thủy diệt 30g, thổ nguyên l0g, đào nhân l0g, tô mộc l0g, hồng hoa l0g, huyết kiệt l0g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử l0g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương l0g, một dược l0g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào chậu gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.


Cách nấu: đun các vị thuốc trên với 2 lít nước cho sôi với trong 10 – 20 phút rồi pha lại với nước lạnh sao cho nước thuốc 40 – 60°C là vừa.






from WordPress http://ift.tt/1O8zBJf

via IFTTT

Wednesday 18 March 2015

Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé

30/4, 1/5 và 1/6 đang đến gần, các gia đình giờ này đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch nghỉ ngơi vào dịch này cho các bé. Tuy nhiên điều khiến các bậc phụ huynh đau đầu đó là tìm một nơi mà có thiết bị vui chơi an toàn cho các bé.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoàn thiện các sân chơi từ thiết kế cho đến hoàn thiện không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước trong khu vực. Hasake đã lắp đặt rất nhiều sân chơi chất lượng cao cho các khu vui chơi giải trí và các khu căn hộ chung cư, liên kề cao cấp. Chúng tôi xin tư vấn một số khu đã được lắp đặt chúng tôi đã thực hiện:

Khu âm thực và du lịch Nắng Sông Hồng:

Địa chỉ: 306A, Đường Phú Viên, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội

Thiết bị vui chơi an toàn tại khu du lịch Nắng Sông Hồng Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé HBW 00721

Thiết bị vui chơi an toàn tại khu du lịch Nắng Sông Hồng Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé HBW 00741

Thiết bị vui chơi an toàn tại khu du lịch Nắng Sông Hồng Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé HBW 00791

Công viên Đầm Sen

Địa chỉ: Số 3 Hòa Bình, phường 3, Hồ Chí Minh, Vietnam

Thiết bị vui chơi an toàn tại CV Đầm Sen Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé 01

Thiết bị vui chơi an toàn tại CV Đầm Sen Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé 02

Công viên văn hóa Thanh Lễ – Bình Dương

Địa chỉ: QL 13, Hiệp Thành, tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương, Vietnam

Thiết bị vui chơi an toàn tại CV Văn hóa Thanh Lễ Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé 1

Thiết bị vui chơi an toàn tại CV Văn hóa Thanh Lễ Thiết bị vui chơi an toàn Thiết bị vui chơi an toàn cho các bé 4

Ngoài ra còn rất nhiều các địa điểm vui chơi khác mà mọi người có thể xem thêm trong phần các dự án đã hoàn thành của chúng tôi để lựa chọn cho mình một địa điểm lý tưởng cho gia đình và các bé.

Chúc tất cả mọi người có một mùa hè thật vui vẻ và an toàn cùng những thiết bị vui chơi an toàn của Hasake.

Nguồn: thietbivuichoi.com

Đang có nhu cầu xây dựng một khu vui chơi an toàn cho các bé. Chúng tôi cung cấp cho bạn giải pháp


30/4, 1/5 và 1/6 đang đến gần, các gia đình giờ này đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch nghỉ ngơi vào dịch này cho các bé. Tuy nhiên điều khiến các bậc phụ h
http://bit.ly/1I0Q0ve

Monday 9 March 2015

Bàn chân nói gì về sức khỏe của bạn?

Bàn chân nói gì về sức khỏe của bạn?

Theo bác sĩ Jane Anderson, Chủ tịch Hiệp hội American Association of Women Podiatrics, bạn chỉ cẩn kiểm tra bàn chân là có thể phát hiện mọi vấn đề về sức khoẻ của bạn, từ bệnh tiểu đường tới tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Bàn chân trái và phải, cung cấp rất nhiều dữ kiện sâu sắc vể sức khoẻ. Cả hai bàn chân gộp lại, chứa một phẩn tư số xương trong cơ thể. Ngoài ra, mỗi bàn chân cũng có 33  khớp xương, 100 gân, các cơ và dây chằng, và một số không đếm xuể những dây thần kinh và mạch máu chạy từ khắp ngả tới tim, cột sống và não.

Những vấn đề ở bàn chân không giải quyết, có thể có những hậu quả không ngờ. Chẳng hạn như  bàn chân bị đau, không chữa trị, thường làm cho người bệnh ít đi lại hơn, và do đó, dễ lên cân, hoặc bị mất thăng bằng một cách bất bình thường, làm tăng rủi ro té ngã và gãy xượng.

Vì vậy, nếu bàn chân gởi một trong 18 "thông điệp" dưới đây, thì sức khỏe của bạn chắc chắn có vấn đề.

Thông điệp 1 - Móng chân hơi trũng xuống, lõm vào hình muỗng (Toenails slightly sunken, spoon shaped indentations).

Đây là triệu chứng bị thiếu máu (thiếu chất sắt) vừa phải, tới trầm trọng. Điều này xẩy ra vì trong các tế bào máu, không có đủ huyết cầu tố, tức là một loại protein giàu chất sắt chuyển tải oxygen.

Chảy máu bên trong cơ thể (như trường hợp viêm loét), hay mất nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn tới bệnh thiếu máu.

Những dấu hiệu khác: Ngón tay cũng như ngón chân, da và nền của móng  đều tái nhợt. Móng cũng có thể dễ gãy, và bàn chân cảm thấy lạnh. / Mệt mỏi là dấu hiệu "hàng đầu" của bệnh thiếu máu; ngoài ra, hơi thở ngắn, choáng váng khi đứng và nhức đầu.

Điều phải làm: Muốn định bệnh thiếu máu thì cần làm thử nghiệm đếm máu toàn phần (complete blood count). / Khám sức khỏe có thể giúp tìm ra nguyên nhân thiếu máu. / Bước đầu của trị liệu là thuốc bổ sung chất sắt và thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể có thêm chất sắt và vitamin C (vitamin C gia tăng sự hấp thu chất sắt trong cơ thể).

Thông điệp 2 - Bàn chân, hay ngón chân, không có lông (Hairless feet or toes).

Sự lưu thông máu yếu kém, thường xảy ra do mạch máu bị bệnh, có thể làm mất lông nơi bàn chân.

Khi mà tim không có khả năng bơm đủ máu cho chân tay vì bệnh xơ cứng động mạch (arteriosclerosis), tức là khi động mạch bị cứng lại, thì cơ thể phải ưu tiến hóa việc sử dụng máu. Ngón chân cũng như bàn chân, chỉ có ưu tiên thấp.

Những dấu hiệu khác: Vì dòng máu tới chân yếu, nên bạn khó mà bắt được nhịp mạch nơi bàn chân (khi đè ngón tay trên mu bàn chân hay bên trong cổ chân). / Khi bạn đứng thì bàn chân ửng đỏ hay tối mầu, nhưng khi bạn giơ chân lên thì nó lại tái nhợt ngay. / Da chân sáng bóng. / Những người mà sự lưu thông máu  yếu kém, đều có thể đã biết là họ bị bệnh tim mach (như bệnh tim, hay động mạch cảnh), nhưng có thể chưa nhận thức được là họ có vấn đề về  lưu thông máu.

Điều phải làm: Giải quyết các "vấn đề" cho mạch máu có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể. / Lông ngón chân ít khi mọc lại…, nhưng về điểm này, chắc cũng chẳng ai quan tâm.

Thông điệp 3 - Chuột rút thường xảy ra nơi bàn chân (charley horses).

Đau nhói bất chợt do chuột rút nơi bàn chân - cơ bản do sự co rút mạnh của cơ - có thể xảy ra do những sự cố đoản kỳ như tập thể dục hoặc cơ thể loại nước (dehydration). Nhưng nếu chuột rút bàn chân thường hay xẩy ra, thì có thể chế độ ăn uống của bạn thiếu calcium, potassium hay magnesium.

Các phụ nữ mang thai ở thời kỳ thứ ba, đặc biệt dễ bị chuôt rút ở bàn chân vì lượng máu tăng và sự lưu chuyển máu nơi bàn chân suy kém.

Những dấu hiệu khác: Chứng chuột rút có xu hướng đột nhiên xảy ra, nhiều khi trong khi bạn đang nằm nghỉ. Nó có thể chỉ là một lần co thắt đau đớn đơn độc, mà cũng có thể là một đợt những co thắt. Dù thế nào đi chăng nữa, sự đau đớn có thể kéo dài sau đó.

Điều phải làm: Bạn hãy uốn cong bàn chân và xoa bóp nơi bị đau. / Bạn cũng có thể áp trên vùng bị đau một túi lạnh hoặc chà xát với cồn. / Để tránh chuột rút, bạn hãy căng duỗi bàn chân trước khi đi ngủ, sau đó uống một ly sữa ấm (để có thêm calcium).

Thông điệp 4 - Vết đau dưới bàn chân không lành (Sore that won't heal on the bottom of the feet).

Đây là một dấu hiệu chính yếu của bệnh tiểu đường. Mức glucoz-huyết cao làm tổn thượng dây thần kinh của chân - điều này có nghĩa là những vết xước, vết đứt da, hay vết viêm tấy nhẹ, gây ra bởi sức đè hay cọ sát trên bàn chân, thường không được để ý tới. Nếu không được điều trị, các vết loét này có thể dẫn đến nhiểm khuẩn, đôi khi phải cắt cụt chân.

Những dấu hiệu khác: Những vết đứt trên da bàn chân chảy nước, có mùi, phải được đặc biệt chú ý vì có thể đã có từ lâu. / Những triệu chứng khác của bệnh tiểu đường là khát nước, hay đi tiểu, mệt mỏi, mắt nhìn thấy mờ, đói bụng nhiều và sụt cân.

Điều phải làm: Chữa trị tức thời vết loét và gặp bác sĩ về bệnh tiểu đường. / Người bị tiểu đường cần phải kiểm tra bàn chân của mình mỗi ngày và đi khám bệnh mỗi ba tháng.

Thông điệp 5 - Bàn chân lạnh (cold feet).

Đặc biệt phụ nữ thường hay than phiền chân lạnh. Có thể là không có vấn đề gì quan trọng, nhưng cũng có thể là do bệnh tuyến giáp (thyroid). / Phụ nữ tuổi trên 40 có chân lạnh, thường có tuyến giáp không hoạt động tốt. Hạch tuyến giáp có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự chuyển hóa (metabolism).

Sự lưu chuyển máu suy kém có thể cũng là nguyên nhân làm chân lạnh.         Những dấu hiệu khác: Các triệu chứng của bệnh giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) khó nhận ra vì cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác (mệt mỏi, trầm cảm, sụt cân, da khô).

Điều phải làm: Những lớp chất cách nhiệt thiên nhiên giữ nhiệt tốt nhất (tỉ dụ bí tất len). / Nếu bạn có những bệnh nào khác thì khi gặp bác sĩ, bạn nên cho bác sĩ biết vể chứng lạnh chân của bạn. / Tuy nhiên, ngoài việc trị liệu bẳng cách cho uống thuốc (nếu bạn có bệnh tuyến giáp), thì triệu chứng lạnh chân không dễ gì giải quyết được.

Thông điệp 6 - Móng chân dày, vàng, trông xấu xí (Thick, yellow, downright ugly toenails).

Đây là dấu hiệu có nấm (fungus) ờ dưới móng chân. / Nấm onychomucosis có thể tồn tại cả nhiều năm mà không gây đau đớn. Tới khi bạn đã thấy hậu quả gây xấu xí của nó, thì tình trạng nhiễm khuẩn đã nặng và có thể lan sang tất cả các móng chân và ngay cả các móng tay.

Những dấu hiệu khác: Móng chân cũng có thể có mùi và trở thành đen. / Dễ bị nhất là những người có bệnh tiểu đường, lưu thông máu không tốt và thiếu miển nhiễm như viêm đa khớp dạng thấp  (immune-deficiency disorders). / Người cao tuổi có khó khăn trong việc đi lại, đôi khi là vì các móng chân quá dày, khó cắt, nên họ bỏ mặc gây ra đau đớn.

Điều phải làm: Nên đi bác sĩ chuyên môn để chữa trị. / Trong những ca nặng, các thuốc chống nấm bán tự do, không hiệu nghiệm bằng sự kết hợp thuốc bôi khu trú với thuốc uống và cắt bỏ các phần móng bị bệnh. / Các thuốc chống nấm thuộc thể hệ mới, có ít tác dụng phụ hơn các thuốc loại cũ.

Thông điệp 7 - Ngón chân cái đột nhiên to ra, trông mà ghê! (A suddenly enlarged, scary-looking big toe).

Có thể là do bệnh gút (thống phong).

Bệnh gút hiện nay hãy còn thấy nhiều, và bạn có thể mắc bệnh này trước khi 65 tuổi. Bệnh gút là một dạng viêm khớp, gây ra do cơ thể có quá nhiều acid uric. Sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể thấp. Thế mà, phần lạnh nhất của cơ thể, lại là phần ở  xa tim nhất… và đó, chính là ngón chân cái. Vì vậy, trong ba phần tư các trường hợp, dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút là sáng sớm khi tỉnh dậy, bạn thấy khớp ngón chân cái sưng tấy đỏ.

Những dấu hiệu khác: Sưng tấy và da bóng đỏ hay đỏ tía - cùng với cảm giác nóng và đau - cũng có thể xảy ra nơi mu bàn chân, gân gót chân , đầu gối và khuỷu tay. / Ai cũng có thể mắc bệnh gút, nhưng đặc biệt là đàn ông ở các độ tuổi 40 và 50. / Phụ nữ thường bị gút sau kỳ mãn kinh.

Điều phải làm: Đi khám bác sĩ để kiểm soát nguyên nhân gây bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc.

Thông điệp 8 - Cả hai bàn chân bị tê (Numbness in both feet).

Mất "cảm giác", hay cảm thấy như có kim châm nơi bàn chân, là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy), tức hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Đây là cách cơ thể chuyển tin từ não và dây cột sống, tới toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Bệnh thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, nhưng chính nhất là bệnh tiểu đường và uống quá nhiều rượu. / Hóa trị liệu (chemotherapy) cũng là một nguyên nhân thông thường khác.

Những dấu hiệu khác: Cảm giác kiến bò hay nóng, cũng có thể xuất hiện ờ các bàn tay và có thể lan sang cánh tay và cẳng chân. Nếu  nhẹ hơn thì bạn có thể có cảm giác như luôn luôn đeo găng tay, hay đi bí tất quá nặng.

Điều phải làm: Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân (đặc biệt là nếu nguyên nhân không phải là vì nghiện rượu). / Không có cách chữa khỏi bệnh thần kinh ngoại biên, nhưng có thuốc làm giảm đau và thuốc chống trầm cảm trị các triệu chứng.

Thông điệp 9 - Đau các khớp xương ngón chân (Sore toe joints).

Viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA), một bệnh thoái hóa khớp,  thường xẩy ra nơi các khớp xương nhỏ như ở ngón chân và các đầu xương bàn tay.

Những dấu hiệu khác: Sưng và cứng đơ, thường kèm theo đau nhức. / Sự đau đớn có tính cách đối xứng, tức là xảy ra cùng một lúc chẳng hạn như cho cả hai ngón chân cái, hay cho cả hai ngón tay chỏ. / Viêm đa khớp dạng thấp (RA) phát triển đột ngột hơn viêm khớp thoái hóa, và  cơn đau lúc có, lúc không.  Phụ nữ có rủi ro bị bệnh này gấp bốn lần đàn ông.

Điều phải làm: Luôn luôn phải kiểm tra để tìm nguyên nhân của mỗi khớp đau. / Đối với viêm đa khớp dạng thấp (RA), có nhiều thuốc và liệu pháp có thể giảm thiểu sự đau đớn và bảo tồn chức năng, tuy nhiên định bệnh sớm là rất quan trọng vì giúp tránh được sự biến dạng (như các ngón chân có thể  lệch sang bên).

Thông điệp 10 - Ngón chân có vết lằn (Pitted toenails).

Đối với phân nửa số người bị bệnh vảy nến (psoriasis), bệnh ngoài da này cũng xuất hiện trên móng tay, móng chân dưới dạng nhiều lỗ nhỏ, sâu hoặc nông. Hơn ba phần tư số người bị bệnh viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis), một căn bệnh ảnh hường lên khớp và da, cũng có những nốt hay lằn trên móng tay móng chân.

Những dấu hiệu khác: Các móng tay móng chân cũng có thể dày hơn, và cũng có thể có mầu vàng nâu, hoặc có những đốm mầu cá hồi. Các đầu xương gần móng nhất cũng sẽ trở thành khô, đỏ và sưng tấy.

Điều phải làm: Dùng thuốc trị được cả bệnh vẩy nến và bệnh viêm khớp vảy nến. Mặt nến của móng có thể phục hồi được trong nhiều trường hợp, nhất là khi trị liệu sớm.

Thông điệp 11 - Không nhấc bàn chân khỏi gót chân được (Being unable to raise the foot upward from the heel).

Sự mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân lên khi bước đi, là dấu hiệu tổn thương dây thần kinh hay cơ bắp, bắt nguồn từ nơi xa bàn chân, như từ lưng hay vai, hoặc cổ. Nhiều thuốc hoá trị liệu cũng có hậu quả như vậy.

Những dấu hiệu khác: Bạn cũng có thể thấy đau hay tê, nhưng không nhất thiết. Đôi khi bạn cảm thấy đau ở phần cẳng chân trên, hay ở  phần dưới cột sống  tại chổ mà dây thần kinh bị cấn (vì tổn thương hay khối u). / Trong một vài trường hợp, khi người bệnh bước chân đi, thì bàn chân họ kéo lê trên mặt đất. Rất ít khi bệnh này xảy ra cùng một lúc cho cả hai bàn chân.

Điều phải làm: Báo cáo triệu chứng nghiêm trọng này cho bác sĩ. / Bệnh này có thể được hồi biến hoặc trở thành vĩnh viển tùy theo nguyên nhân và liệu pháp.

Thông điệp 12 - Da khô, dễ bong ra từng mảnh (Dry, flaky skin)

Đây là dấu hiệu bệnh nấm da chân (athlete's foot), một bệnh nhiễm khuẩn do nấm, thường bắt đầu với da khô và ngứa, rồi sau đó, da bị sưng và giộp. Khi bọng giộp vỡ thì nhiểm khuẩn sẽ lây lan.

Những dấu hiệu khác: Bệnh nấm da chân xuất hiện trước tiên ở kẽ các ngón chân. Nó có thể lan xuống gan bàn chân và ngay cả tới các phần khác trên cơ thể (như nách hay háng), thưòng ra vì ngứa gãi.

Điều phải làm: Bệnh nhẹ có thể tự chữa bằng cách ngâm chân, rồi lau khô bàn chân. Sau đó, giữ cho bàn chân khô bằng cách rắc bột vào giầy và bí tất.  Nếu bệnh không thuyên giảm trong vòng  hai tuần lễ hoặc nhiễm khuẩn trở thành nặng hơn, thì phải dùng thuốc khử nấm bôi khu trú hay thuốc uống.

Thông điệp 13 - Ngón chân đổi thành mầu tam tài (Toes that turn patriotic colors)

Khi trời lạnh, bệnh Raynaud (hay hiện tượng Raynaud) làm tứ chi chuyển mầu, trước tiên sang mầu trắng, sau đó sang mầu xanh, rồi cuối cùng sang mầu đỏ, trước khi trở  về mầu tự nhiên. Vì những lý do không được hiểu rõ, các mạch máu ở những vùng này co thắt lại (vasospasm), hay phản ứng một cách quá mức, tạo sinh mầu tam tài.

Những dấu hiệu khác: Những vùng bị ảnh hưởng, thông thường là các ngón tay, mũi, môi, và thùy tai. Các vùng này khi sờ vào, thấy lạnh và bị tê. Phụ nữ và những người ở miền lạnh bị bệnh Raynaud thường hơn. / Người ta thường mắc bệnh này vào  tuổi trước 15 hay sau 40. / Căng thẳng tâm thần (stress) cũng có thể kích phát bệnh nàyl

Điều phải làm: Khám bác sĩ để lấy thuốc làm nở rộng mạch máu.

Thông điệp 14 Bàn chân bị đau thốn khì bước đi (Feet that are really painful to walk on)

Các xương gẫy do stress không được chẩn đoán là nguyên nhân thông thường của chứng đau bàn chân. / Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu dọc theo lề bàn chân, ở gan bàn chân hoặc khắp bàn chân. / Các xương gẫy này - thường xảy ra, lập lại nhiều lần - có thể được gây ra bởi một nguyên nhân khác, thường là bệnh  giảm mật độ xương (osteopena), đặc biệt đối với phụ nữ ngoài 50 tuổi, hoặc một dạng thiếu dinh dưỡng như thiếu vitamin D (liên quan tới sự hấp thu calcium), hay biếng ăn.

Những dấu hiệu khác: Thường ra, bạn vẫn có thể đi lại khi xương bàn chân bị gẫy, vì bạn chỉ thấy đau mà thôi (có một số người bạo gan chịu đau như thế suốt cả năm).

Điều phải làm: Đi khám bác sĩ bộ khoa khi thấy đau bàn chân. Chẳng hạn như nếu bạn đi du lịch Châu Âu trong ba tuần với đôi giầy không được tốt, thì bạn có thể bị đau bàn chân. Trái lại, một phụ nữ 55 tuối, thường chỉ ở nhà, mà bàn chân bị đau, thì lại phải đi đo mật độ xương. / Chụp hỉnh tia X cũng có thể giúp phát hiện những vấn đề liên quan tới dinh dưỡng.

Thông điệp 15 - Đầu ngón chân bị sưng u (Toes that bump upward at the tips)

Khi đầu ngón chân bị sưng u tới mức làm cho mất góc độ bình thường và trông có vẻ như gồ lên ở đầu, thì đó là chứng ngón hình chùy (digital clubbing hay hippocratic clubbing). Đây là dấu hiệu thông thường của bệnh phổi nghiệm trọng, kể cả bệnh xơ hoá phổi (pulmonary fibrosis) và ung thư phổi. / Bệnh tim và một vài bệnh dạ dày-ruột như bệnh Crohn cũng có liên quan tới chứng ngón hình chùy.

Những dấu hiệu khác: Bệnh ngón hình chùy xảy ra cho ngón tay và cũng cả cho ngón chân. Nó có thể xảy ra cho vài ngón, nhung cũng có thể cho tất cả.

Điều phải làm: Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân.

Thông điệp 16Đau nhói nơi gót chân (Shooting pain in the heel Plantar fascìitis)

Đây là tên dùng để chỉ chứng viêm của dải mô liên kết chạy dọc dưới bàn chân do bị căng quá mức bình thường.

Những dấu hiệu khác:  Cơn đau bắt đầu với bước chân đầu tiên của bạn vào buổi sáng khi xuống giường và thường ra mức độ đau tăng dần trong ngày. / Thông thường thì bạn thấy đau ở một (hay cả hai) gót chân, nhưng cũng có thể bạn cảm thấy đau nơi cung hay mu bàn chân. Nguyên nhân là do bạn chạy hay nhảy nhiều, nhưng cũng có thể là vì sự chống đỡ cho bàn chân không đủ mạnh. Bạn có nguy cơ bị chứng đau này nếu đi chân đất nhiều, dùng giầy quá cũ, lên cân, hoặc đi nhiều trên những bề mặt cứng.

Điều phải làm: Nếu bị đau nhều tuần, hoặc mức độ đau ngày càng nhiều, thì phải đi khám bác sĩ bộ khoa. / Bạn hãy dùng giầy gót thấp, có cung vòm vững chắc, cho tới khi được trị liệu (uống thuốc chống viêm và dùng nệm lót giầy)

Thông điệp 17: Bàn chân có mùi (Phee-uuuuw!)

Bàn chân có hạch mồ hôi nhiều hơn tất cả các phần khác trong cơ thể. / Ngoài ra, có người chảy mô hôi nhiều, có người chảy ít. / Khi bạn đi giầy hay  bí tất, bàn chân bị bí hơi, nên các vi khuẩn đầy rẫy trên cơ thể lợi dụng môi trường ẩm, sẽ sinh sôi nẩy nở, tạo ra mùi hôi.

Điều phải làm: Rửa chân với sà bông khử trùng, rồi  lau khô. / Chà tinh bột bắp (cornstarch) hay thuốc trị mồ hôi, lên gan bàn chân. / Thay bí tất sau mổi lần dùng. Nên sử dụng vật liệu thiên nhiên (như bí tất bông, giầy da) hơn là vật liệu nhân tạo vì nó hút ẩm tốt hơn.

Thông điệp 18Giầy cũ (Old shoes)

Giầy cũ không còn đủ sức chống đỡ cho bàn chân. Gìầy cũ là giầy thường đã đi được vài ba năm, hoặc giầy thể thao đã dùng để đi bộ hoặc chạy bộ được từ 350-550 miles trở lên.

Những dấu hiệu khác: Vết giộp/blisters (do giầy quá chật), vết viêm tấy trên ngón chân cái/bunions (do giầy quá hẹp),đau gót chân/heelpain (vì giầy không đủ sức chống đỡ). Phần lớn người cao tuổi hay bị vì có thói quen không muốn vứt bỏ những thứ đang dùng quen.

Điều phải làm: Đi mua đôi giầy mới…