Friday 27 February 2015

HẬU QUẢ CỦA VIỆC MANG GIÀY DÉP KHÔNG PHÙ HỢP

HẬU QUẢ CỦA VIỆC MANG GIÀY DÉP KHÔNG PHÙ HỢP

Giày chặt, gót cao và mũi nhọn dễ làm ngón chân cái bị vẹo, biến dạng gấp vẹo ngoài và phì đại, đôi khí sưng đỏ khớp bàn đốt ngón chân, dễ chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh gout.

Thường xuyên mang dép lê cũng có thể không tốt cho chân vì đế dép quá mềm, không đủ sức bảo vệ lòng bàn chân: ngoài ra, các ngón có khuynh hướng bấu vào đế dép khi di chuyển dễ làm ngón chân biến dạng.

Việc mang giày cao gót có thể làm bong gân cổ chân khi bất thình lình bị trẹo gót. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến độ vững của cổ chân, do thế phải phẫu thuật để phục hồi các dây chằng bị tổn thương.

Giày dép không phù hợp (quá chật, quá mềm, quá cứng, quá cao, quá bẹt gót…) cũng là yếu tố gây ra một số bệnh lý như: gai xương gót, viêm cân mạc bàn chân. Tác động xấu đến xương chân và lưng.

Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân, những đôi dép massage có gai mặt đế trong không tốt nếu mang ở tư thế đứng hay đi liên tục quá 30 phút, đặc biệt đối với bệnh nhân có vấn đề về mạch máu như bệnh nhân đái tháo đường, phù, giãn mạch máu chân…

Khi bị đau nhức bàn chân, nên để bàn chân được nghỉ ngơi, có thể uống thuốc giảm đau thông thường và nên đến bác sĩ khi không thuyên giảm. Với bệnh nhân bị tiểu đường, không nên ngâm chân vào nước nóng hay xoa bóp dầu nóng vì cảm giác bàn chân ở người tiểu đường thường giảm nên không nhận thức kịp tổn thường xảy ra ở bàn chân. Thân nhân và bản thân người bệnh tiểu đường cần được hướng dẫn để tự khám bàn chân hàng ngày nhằm tránh những tai biến nặng nề cho bàn chân.

Để bảo vệ đôi chân của bạn và gia định bạn hãy lựa chọn những đôi giày phù hợp nhất ngay hôm nay đễ ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc cho đôi chân sau này. Bạn có thể lựa chọn mua những đôi giày có chức năng hỗ trợ gót chân, xương bàn chân của bạn và gia đình bạn tại hệ thống cửa hàng của Comfortor Việt Nam qua các địa chỉ sau:

·       Khu vực Hà Nội – 98 Yên Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ

·       Khu vực Hồ Chí Minh – 19C Cống Quỳnh, Quận 1

Để được chuyên gia tư vấn cụ thể về cách chăm sóc sức khỏe bàn chân và thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể gọi trực tiếp tới số Hotline +84906 866 262 của Comfortor Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI BỎ NHỮNG VẾT CHAI Ở BÀN CHÂN VỚI GIÀY DÉP COMFORTOR

LOẠI BỎ NHỮNG VẾT CHAI Ở BÀN CHÂN VỚI GIÀY DÉP COMFORTOR

 

Việc bàn chân chúng ta tiếp xúc ma sát liên tục trong quá trình di chuyển cũng như trọng lượng thường xuyên đổ dồn xuống bàn chân sẽ làm cho da ở bàn chân chúng ta trở nên cứng và dày, các lớp da chết dày tích tụ gây nên chai sạn, đặc biệt phần gót chân và mắt cá chân ở những phụ nữ mang giày cao gót thường xuyên sẽ bị tì nhiều nhất làm cho vùng da trở nên cứng gây nên các vết chai chân.

 

 

Các vết chai sần có thể xuất hiện bất cứ nơi nào bị ma sát và có nguy cơ lây lan ra nhiều hơn. Nguyên nhân của các vết chai này được gây ra do sử dụng giày dép không phù hợp, trọng lượng cơ thể phân bố không đều trên bàn chân khi đứng hoặc đi lại.

 

Để loại bỏ những vết chai sần ở chân chúng ta có thể tiểu phẩu bằng cách cắt bỏ và tỉa bớt. Ngoài ra để loại bỏ những vết chai sần này xuất hiện bạn nên sử dụng giày dép Comfortor nhé. Tất cả các đôi giày của Comfortor được thiết kể độc đáo với đê giày định khuôn, hỗ trợ xương bàn chân, gót chân cũng như các diểm đặc ngón chân, đặc biệt cấu trúc thiết kế giúp nâng đỡ vùng gan bàn chân nhằm giảm áp lực lên mũi chân khi di chuyễn. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể sẽ được phân bổ đều khắp bàn chân chúng ta, giúp loại bỏ các thoái quen đứng và đi lại hay tì vào một điểm nào đó trên đôi chân ở một số người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ BÀN CHÂN

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ BÀN CHÂN

Theo TS.BS Thái Thị Hồng Anh, nguyên Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM, cho biết theo kết quả một nghiên cứu của Hội chỉnh hình bàn chân Hoa Kỳ thì giày dép gây ảnh hưởng rất nhiều đến bàn chân.

Tại phòng khám chuyên khoa nội cơ xương khớp thường xuyên có những bệnh nhân đến khám vì đau, tê gót chân, các bất thường như ngón chân có chai, u, quặp, biến dạng, hoại tử móng… Các bác sĩ phát hiện giày dép đã góp phần không nhỏ trong việc gây bệnh hay làm nặng hơn tình trạng hiện có.

Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường và gấp nhiều lần khi ta chạy, nhảy tùy theo nền đất mềm, phẳng hoặc rắn, gồ ghề… Vì vậy, bàn chân là nơi phải chịu nhiều sang chấn và rất dễ bị tổn thương. 

Do đó, việc tập luyện và sử dụng giày dép phải phù hợp với mục đích sử dụng (chẳng hạn: giày chơi thể thao khác nhau cho từng môn, giày đi bộ, giày công sở, giày khiêu vũ…) giúp hạn chế chấn thương bàn chân. Ngoài ra để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho đôi chân, bạn có thể lựa chọn những đôi giày chức năng với thiết kế miếng lót vùng gan bàn chân để hỗ trợ xương bàn chân, có lõm gót sâu, cũng như các điểm đặt ngón chân giúp cố định và nâng đỡ chia đều trọng lượng cơ thể khắp bàn chân.

Với người bình thường, bàn chân sẽ thay đổi kích thước tùy theo độ tuổi. Từ lúc trưởng thành đến lúc già đi, bàn chân có khuynh hướng thay đổi cả chiều dài lẫn chiều ngang. Vì vậy, chuyên gia xương khớp khuyến cáo mọi người không nên mua giày dép theo một kích cỡ duy nhất mà nên đo kích thước bàn chân lại sau mỗi 5 năm.

Kích thước bàn chân buổi tối thường lớn hơn từ 5-8% so với bàn chân buổi sáng. Do thay đổi về nội tiết tố, về trọng lượng…phụ nữ mang thai thường có bàn chân lớn hơn so với lúc chưa mang thai. Một số bệnh lý cũng có thể làm thay đổi hình dạng và kích cỡ bàn chân như: tiểu đường, thoái hóa khớp…

Các chuyên gia về xương khớp khuyên rằng, vì sức khỏe của đôi chân, mọi người hãy chọn cho mình những đôi giày, dép có tác dụng đúng nghĩa "Bảo vệ chân".

 

 

 

 

 

 

 

 

Thursday 26 February 2015

Bắt bệnh qua bàn chân

Bắt bệnh qua bàn chân

Bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào ở bàn chân cũng "mách" cho chúng ta biết được cơ thể chúng ta đang "gặp vấn đề" ở bộ phận nào. Hãy tham khảo một số dấu hiệu sau:

Chân lạnh

Nếu bàn chân và các ngón chân của bạn luôn luôn lạnh, nguyên nhân đó có thể là do vấn đề tuần hoàn trong cơ thể khiến máu lưu thông kém bao gồm các bệnh liên quan đến thuốc lá, cao huyết áp hoặc bệnh tim. Các tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do không kiểm soát được đường huyết, bệnh suy giáp, thiếu máu cũng làm cho đôi chân của bạn cảm thấy lạnh. Hãy loại trừ các nguyên nhân bệnh tật ở trên bằng việc đi khám bác sĩ .

Đau chân

Nếu cảm thấy đau ở bất kỳ vị trí nào trên bàn chân suốt một ngày không dứt, đừng vội nghĩ đến đôi giày làm bạn tổn thương, nó có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều như bị gãy xương, nứt xương do vận động, nhất là đối với những người bị loãng xương nguy cơ xốp xương, gãy xương càng cao.

Ngón chân có màu đỏ, xanh hoặc trắng

Đây là bệnh Raynaud khiến các ngón chân chuyển sang màu trắng, sau đó hơi xanh, và quay trở lại đỏ. Thực chất nó là một loại bệnh về mạch máu, khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh, các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái. Những thay đổi về nhiệt độ hay căng thẳng có thể kích hoạt căn bệnh này. Ngoài ra đây cũng là triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp, hay bệnh về tuyến giáp.

Đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là do viêm màng gân lòng bàn chân. Cơn đau rõ nhất khi bạn lần đầu tiên thức dậy và gây áp lực lên chân. Viêm khớp do vận động quá sức, và không vừa giày có thể gây đau gót chân. Nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm nhiễm trùng xương, khối u, hoặc gãy xương.

Kéo lê bàn chân

Đôi khi những dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề sức khỏe là cách đi lại thay đổi như kéo lê bàn chân khi đi chẳng hạn. Nguyên nhân có thể do một tổn thương thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giác ở bàn chân. 30% những trường hợp có dáng đi như vậy liên quan đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra có thể đặt nghi vấn mắc các bệnh do nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin, và nghiện rượu.

Đầu ngón dày lên

Hiện tượng đầu các ngón tay hay ngón chân dày lên, , móng thường tròn trên đầu cong xuống. Đây là dấu hiệu bạn mắc bệnh phổi, nhưng cũng có thể do các căn bệnh như tim, gan, rối loại tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng. Nếu tiền sử gia đình nhiều người có hình dạng móng chân như vậy thì được xếp vào loại có tính di truyền mà không hề liên quan đến các bệnh lý kể trên.

Bàn chân sưng

Khi phải đứng quá lâu, không được vận động trong một thời gian dài hay ở người đang mang thai, hiện tượng này hay xuất hiện. Tuy nhiên nó cũng có thể là một dạng bệnh nguy hiểm do tuần hoàn kém, hay vấn đề ở hệ bạch huyết, hoặc một cục máu đông. Khi thận bị rối loạn chức năng hoặc tuyến giáp hoạt động kém cũng gây sưng ở chân.

Cảm giác nóng rát ở chân

Đây là hiện tượng nhiều người gặp phải, nó do sự tổn thương thần kinh ngoại vi gây ra. Hay gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu vitamin nhóm B, người bị mắc bệnh thận mạn tính hoặc nhược giáp.

Lở loét không lành ở chân

Khi có vết loét ở chân không lành là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên rửa và lau khô bàn chân mỗi ngày và hàng ngày kiểm tra bàn chân đề phòng những vết loét gây nhiễm trùng.

Đau ở ngón chân cái

Hãy nghĩ tới bệnh Gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, khiến các khớp sưng tấy. Ngón chân cái là phần xa tim nhất của cơ thể, do vậy bị tác động nhiều nhất. Dấu hiệu sớm của bệnh gout là buổi sáng ngủ dậy người bệnh thường thấy ngón chân cái sưng, tấy đỏ.

Đau ở các ngón chân nhỏ

Nếu bạn cảm thấy đau ở các khớp xương ngón chân thường là bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay một bệnh thoái hóa khớp. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này hơn nam giới gấp 4 lần.

Ngứa ở chân

Ngứa hay có vảy trên da là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm nấm thông thường. Cũng có thể do bị phản ứng với hóa chất hoặc các sản phẩm chăm sóc da – được gọi là viêm da tiếp xúc – cũng gây ngứa. Nếu ngứa kèm theo ngón chân có vết lằn, cần nghĩ đến bệnh vảy nến, các loại thuốc dạng kem sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngón chân gập

Biến dạng bàn chân này thường là do đôi giày của bạn. Nó quá chật làm co quắp ngón chân nhưng cũng không loại trừ những căn bệnh có thể làm ngón chân co như vậy – đó là do tổn thương các dây thần kinh: như ở người tiểu đường, nghiện rượu, hoặc rối loạn thần kinh. Trong trường hợp do các bệnh xương khớp cần phải phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu thích hợp.

Chân co thắt

Khi bị đau nhói ở bàn chân là dấu hiệu của một sự co thắt cơ hoặc chuột rút, có thể kéo dài nhiều phút. Làm việc quá sức và cơ bắp mệt mỏi là nguyên nhân phổ biến. Các nguyên nhân khác bao gồm lưu thông kém, mất nước, mất cân bằng kali, magiê, canxi, hoặc nồng độ vitamin D trong cơ thể. Nếu co thắt thường xuyên hoặc nghiêm trọng hãy gặp bác sĩ.

Mảng tối trên bàn chân

Nếu xuất hiện bất kỳ biến đổi màu sắc nào trên da bàn chân hãy đến gặp bác sĩ bởi đây có thể là giai đoạn đầu của bệnh ung thư da. Những khối ung thư da nguy hiểm nhất thường ở vị trí không tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên. Các vết này thậm chí có thể xuất hiện bên dưới các móng tay, giống như một đốm đen.

Móng chân vàng

Bệnh do nhiễm nấm thường làm dày móng chân và có màu vàng. Đây cũng là một dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến hệ thống bạch huyết, bệnh phổi, bệnh vẩy nến, hoặc viêm khớp dạng thấp.

Móng chân hình thìa

Các chấn thương vật lý hoặc tiếp xúc thường xuyên với các dung môi dầu mỏ có thể tạo ra các vết lõm, thìa ở ngón chân. Tuy nhiên, khi cơ thể bị thiếu sắt có thể làm các ngón chân có hình dạng bất thường.

Móng trắng

Tổn thương móng hay mắc bệnh ở bất cứ nơi nào trong cơ thể có thể gây ra các vùng màu trắng ở móng. Nếu một phần hoặc toàn bộ móng xuất hiện màu trắng cần lưu ý các chấn thương, nhiễm trùng móng, bệnh vẩy nến. Đôi khi đó là những căn bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm bệnh gansuy tim sung huyết, hoặc bệnh thận.

Móng rỗ

Rỗ, lõm hay không bằng phẳng ở bề mặt của móng là do sự gián đoạn trong sự phát triển ở mặt móng. Một nửa số người có dấu hiệu này là do bệnh vẩy nến.

 

LÀM SAO ĐỂ LOẠI BỎ NHỮNG VẾT CHAI Ở BÀN CHÂN




LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG VẾT CHAI Ở BÀN CHÂN

Việc bàn chân chúng ta tiếp xúc ma sát liên tục trong quá trình di chuyển cũng như trọng lượng thường xuyên đổ dồn xuống bàn chân sẽ làm cho da ở bàn chân chúng ta trở nên cứng và dày, các lớp da chết dày tích tụ gây nên chai sạn, đặc biệt phần gót chân và mắt cá chân ở những phụ nữ mang giày cao gót thường xuyên sẽ bị tì nhiều nhất làm cho vùng da trở nên cứng gây nên các vết chai chân.



Các vết chai sần có thể xuất hiện bất cứ nơi nào bị ma sát và có nguy cơ lây lan ra nhiều hơn. Nguyên nhân của các vết chai này được gây ra do sử dụng giày dép không phù hợp, trọng lượng cơ thể phân bố không đều trên bàn chân khi đứng hoặc đi lại.

Để loại bỏ những vết chai sần ở chân chúng ta có thể tiểu phẩu bằng cách cắt bỏ và tỉa bớt. Ngoài ra để loại bỏ những vết chai sần này xuất hiện bạn nên sử dụng giày dép Comfortor nhé. Tất cả các đôi giày của Comfortor được thiết kể độc đáo với đê giày định khuôn, hỗ trợ xương bàn chân, gót chân cũng như các diểm đặc ngón chân, đặc biệt cấu trúc thiết kế giúp nâng đỡ vùng gan bàn chân nhằm giảm áp lực lên mũi chân khi di chuyễn. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể sẽ được phân bổ đều khắp bàn chân chúng ta, giúp loại bỏ các thoái quen đứng và đi lại hay tì vào một điểm nào đó trên đôi chân ở một số người.



Wednesday 25 February 2015

Đừng để mắc bệnh vì giày dép!

Tuy nhiên, chuyên gia về xương khớp khuyên rằng, vì sức khỏe của đôi chân, chị em hãy chọn cho mình những đôi giày, dép có tác dụng đúng nghĩa: bảo vệ chân.

TS.BS Thái Thị Hồng Anh, nguyên Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM, cho biết theo kết quả một nghiên cứu của Hội chỉnh hình bàn chân Hoa Kỳ thì giày dép gây ảnh hưởng rất nhiều đến bàn chân.

Tại phòng khám chuyên khoa Nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TPHCM thường xuyên có những bệnh nhân đến khám vì đau, tê gót chân, các bất thường như ngón chân có chai, u, quặp, biến dạng, hoại tử móng… Các bác sĩ phát hiện giày dép đã góp phần không nhỏ trong việc gây bệnh hay làm nặng hơn tình trạng hiện có.

Những điều chưa biết về bàn chân

Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường và gấp nhiều lần khi ta chạy, nhảy tùy theo nền đất mềm, phẳng hoặc rắn, gồ ghề… Vì vậy, bàn chân là nơi phải chịu nhiều sang chấn và rất dễ bị tổn thương.

Do đó, việc tập luyện và sử dụng giày dép phải phù hợp với mục đích sử dụng (chẳng hạn: giày chơi thể thao khác nhau cho từng môn, giày đi bộ, giày công sở, giày khiêu vũ…) giúp hạn chế chấn thương bàn chân.

Với người bình thưởng, bàn chân sẽ thay đổi kích thước tùy theo độ tuổi. Từ lúc trưởng thành đến lúc già đi, bàn chân có khuynh hướng thay đổi cả chiều dài lẫn chiều ngang. Vì vậy, chuyên gia xương khớp khuyến cáo mọi người không nên mua giày dép theo một kích cỡ duy nhất mà nên đo kích thước bàn chân lại sau mỗi 5 năm.

Kích thước bàn chân buổi tối thường lớn hơn từ 5-8% so với bàn chân buổi sáng. Do thay đổi về nội tiết tố, về trọng lượng…phụ nữ mang thai thường có bàn chân lớn hơn so với lúc chưa mang thai. Một số bệnh lý cũng có thể làm thay đổi hình dạng và kích cỡ bàn chân như: tiểu đường, thoái hóa khớp…

Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường.

Khi cơ thể di chuyển, bàn chân phải gánh trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bình thường.

Hậu quả của việc mang giày, dép không thích hợp

Giày chặt, gót cao và mũi nhọn dễ làm ngón chân cái bị vẹo, biến dạng gấp vẹo ngoài và phì đại, đôi khí sưng đỏ khớp bàn đốt ngón chân, dễ chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh gout.

Thường xuyên mang dép lê cũng có thể không tốt cho chân vì đế dép quá mềm, không đủ sức bảo vệ lòng bàn chân: ngoài ra, các ngón có khuynh hướng bấu vào đế dép khi di chuyển dễ làm ngón chân biến dạng.

Giày dép không phù hợp (quá chật, quá mềm, quá cứng, quá cao, quá bẹt gót…) cũng là yếu tố gây ra một số bệnh lý như: gai xương gót, viêm cân mạc bàn chân. Tác động xấu đến xương chân và lưng.

Thường xuyên mang giày cao gót có thể làm bong gân cổ chân khi bất thình lình bị trẹo gót. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến độ vững của cổ chân, do thế phải phẫu thuật để phục hồi các dây chằng bị tổn thương.

Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân. BS Hồng Anh cũng đưa ra cảnh báo: những đôi dép massage có gai mặt đế trong không tốt nếu mang ở tư thế đứng hay đi liên tục quá 30 phút, đặc biệt đối với bệnh nhân có vấn đề về mạch máu như bệnh nhân đái tháo đường, phù, giãn mạch máu chân…

Khi bị đau nhức bàn chân, nên để bàn chân được nghỉ ngơi, có thể uống thuốc giảm đau thông thường và nên đến bác sĩ khi không thuyên giảm. Với bệnh nhân bị tiểu đường, không nên ngâm chân vào nước nóng hay xoa bóp dầu nóng vì cảm giác bàn chân ở người tiểu đường thường giảm nên không nhận thức kịp tổn thường xảy ra ở bàn chân.

Thân nhân và bản thân người bệnh tiểu đường cần được hướng dẫn để tự khám bàn chân hàng ngày nhằm tránh những tai biến nặng nề cho bàn chân.

Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân.

Bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bàn chân và mục đích sử dụng. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ và bảo vệ bàn chân.

Chọn giày phù hợp với từng loại chân

Để chọn được một đôi giày đúng nghĩa bảo vệ bàn chân, cần nhớ các quy tắc sau:

1. Nên mua giày vào buổi tối vì đây là thời điểm kích cỡ chân to nhất trong ngày.

2. Chọn giày, dép có chất liệu càng gần với nguồn gốc từ thiên nhiên càng tốt.

3. Do hai bàn chân thường không bằng nhau nên khi mua giày nên chọn kích cỡ theo bàn chân to nhất. Nên mang thử cả đôi. Nếu đôi giày, dép nào mang vào làm chân đau ngay từ khi mới thử mang lần đầu tiên thì nên loại ra. Chọn giày, dép có độ chênh lệch giữa đế và mũi giày không quá 7 cm.

4. Chiều dài bàn chân phải đo từ đầu ngón chân dài nhất đến điểm cuối cùng của gót chân.

5. Bề ngang của bàn chân phải đo tại bề ngang rộng nhất của bàn chân.

6. Kích cỡ giày đúng: mũi giày cách ngón dài nhất khoảng 1 - 1,5cm, bề ngang tương đương bề ngang bàn chân.

7. Không nên mang một đôi giày quá 24h liên tục. Trước khi cất vào hộp phải để nơi khô ráo thoáng khí khoảng 1 ngày. Thay vớ thường xuyên mỗi ngày hay mỗi khi bị ẩm ướt. Đối với giày thể thao, dùng thêm gói chống ẩm hay phấn chống ẩm khi bảo quản.

8. Chọn loại giày có đế chắc chắn, mũi giày mềm dẻo. Một đôi giày đạt yêu cầu về độ mềm dẻo là khi ta bẻ gập đôi giày lại rồi trả nó về vị trí ban đầu vẫn không gây biến dạng

Phát hiện sớm dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

Quan niệm dân gian cho rằng, những ai có bàn chân bẹt, gan bàn chân phẳng lì là có số giàu sang, sung túc. Tuy nhiên, theo y học thì bàn chân có đặc điểm như trên thuộc dạng dị tật phổ biến của thế giới. Tật bàn chân bẹt có thể gây biến chứng đau, viêm hoặc thoái hóa khớp gối, gai gót chân, ảnh hưởng tới lưng, cổ.

Chân phẳng là sướng hay khổ?

Đưa con đến khám tại khoa cơ xương khớp, chị T.Trang (Tân Bình) chia sẻ, lúc cu Bin còn bé, thấy gan bàn chân con phẳng lì, bà ngoại khen cháu có đôi chân "quý tộc" và chắc chắn khi lớn lên cháu sẽ có cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, khi con biết đi, chị Trang đã nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong bước đi của con. Khi đi, cu Bin thường có hướng áp sát hai bàn chân vào phía trong, khiến bước đi của bé khó nhọc và trông có vẻ khềnh khàng. Đi khám bệnh, các bác sĩ cho biết cháu bị dị tật bàn chân bẹt.
Giải thích về tật bàn chân bẹt ở trẻ, TS.BS Wade Brackenbury - Giám đốc y khoa của Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) cho biết, có rất nhiều trẻ em ở châu Á và phương Tây bị hội chứng bàn chân bẹt. Đây là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong hoặc bên ngoài, do bàn chân bị mất cân bằng.
Bàn chân bẹt có thể gây nên những cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, tạo nên một cái bướu khiến cho ngón chân cái bị đẩy về phía ngón chân thứ 2. Việc ngón chân cái bị di lệch dần và sự hình thành của cái bướu có thể gây đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn cho bàn chân và đầu gối. 
Gai gót chân và viêm cân gan chân cũng được xem là hậu quả của dị tât bàn chân bẹt. Đau gót chân xuất hiện khi hai gót xoay xuống và làm rách cân gan chân, gây nên tình trạng viêm. Thông thường mảnh xương nhọn nhô ra ở gót chân gây ra triệu chứng đau. 
Chứng chân bẹt còn khiến cho các xương ở cẳng chân bị xoay trong lúc đi lại hoặc chạy. Điều này khiến cho các khớp đầu gối cũng bị xoay lệch và viêm, dẫn đến thoái hóa và viêm mãn tính. Hơn 80% các chứng đau nhức đầu gối có nguyên nhân do bàn chân bẹt hoặc bàn chân bị quay sấp. Tình trạng cẳng chân bị lệch do bàn chân bẹt và những vấn đề về bàn chân có thể ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng.

Hãy quan sát đôi chân của con
Cha mẹ chưa thể nhận biết được tật bàn chân bẹt ở trẻ khi trẻ dưới 2 tuổi, vì lúc này hầu hết trẻ đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở đi, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành và ở giai đoạn này, trẻ đã biết đi, cha mẹ có thể quan sát và phát hiện dị tật bàn chân bẹt ở trẻ. Bị dị tật bàn chân bẹt, bàn chân trẻ thường có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất do tình trạng mất cân bằng . 
Đồng thời, nếu trẻ có bàn chân bẹt, cha mẹ có thể quan sát thấy góc cạnh mắt cá chân công khá nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại với bạn. Trẻ có thể cảm thấy đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Trẻ cũng có thể có những biểu hiện vụng về hoặc khó khăn đối với các môn thể thao.
Việc phát hiện sớm (khi trẻ trong giai đoạn từ 3-7 tuổi) và điều trị dị tật bàn chân bẹt bao giờ cũng hiệu quả hơn. Vì trẻ càng lớn, việc điều trị rất khó khăn.
Phương pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ có thể là dùng dụng cụ chỉnh hình với đế bàn chân phù hợp, được thiết kế vừa khít với chân trẻ, đặt vào trong giày giúp điều chỉnh cấu trúc và chức năng của bàn chân.

Minh Phạm

Biến dạng ngón cái (BUNIONS)

Bunion là sự biến dạng của khớp ngón chân cái, tật lệch ngón cái. Nó khiến các khớp ngón chân di chuyển dồn về phía ngón út, tạo ra góc bất thường ở khớp gây sưng và đau đớn cho khớp và các mô mềm xung quanh.
Nếu đau thường xuyên thì nó có thể trở thành một bệnh viêm khớp mãn tính. Bệnh này thường do di truyền nhưng nó cũng có thể được gây ra do các vết chấn thương hoặc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, phụ nữ trong đô tuổi trung niên thường bị đau nhiều nhất.
Sau đây là một số hướng dẫn để chọn giày giúp giảm áp lực tránh gây đau đớn khi bạn bị Bunion:
• Phải chắc chắn rằng đôi giày bạn đang đi phù hợp với hình dạng của bàn chân của bạn, có độ rộng giúp bàn chân thoải mái khi di chuyển.
• Bạn nên lựa chọn giày có đế mềm, lòng bàn chân rộng và mu bàn chân rộng.
• Tránh chọn giày có gót cao nhất là những người có ngón chân nhỏ hẹp.
• Khi bị Bunion, bạn hãy mang giày to hơn cỡ chân một chút
• Đặt một miếng đệm bảo vệ xung quanh khu vực bị Bunion trước khi đi giày.
• Dùng giày dép Comfortor để nâng đỡ lòng bàn chân giúp trải đều áp lực của trọng lượng cơ thể đổ lên chân và đặc biệt giúp Bunion không còn bị sưng to nữa. Một thời gian sau khi đi giày dép Comfortor, khớp ngón chân cái sẽ được dần dần chỉnh hình lại theo đúng cấu trúc của chân