Sunday 21 December 2014

8 bộ phận trên cơ thể sợ lạnh nhất

Để cơ thể khỏe mạnh khi đông đến, bạn đừng quên giữ ấm cho đôi bàn chân, đầu, mũi, tai... nhé!
1. Hai bàn chân
Chân lạnh, toàn thân cũng sẽ lạnh. Bạn nên ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và làm toàn thân ấm lên nhanh chóng. 

Nếu để chân bị lạnh, bạn sẽ dễ bị nhiễm lạnh cơ thể. Hình minh họa. 
Mỗi lần ngâm chân 20 phút bằng nước ấm và xoa bóp bấm huyệt cho bàn chân để đả thông kinh mạch. Ngoài ra, đừng quên đi tất khi trời lạnh (tất phải thoáng khí, thấm mồ hôi tốt nhé).
2. Eo hông
Nếu phần eo hông bị lạnh, nó sẽ "nổi dậy" và gây ra những cơn rối loạn kinh nguyệt, thống kinh ở nữ giới và yếu sinh lý ở nam giới. Chính vì vậy, bạn đừng quên mặc áo dài qua vùng eo khi trời lạnh. Bình thường, bạn có thể chà sát hai tay vào nhau để tay ấm lên rồi xoa bóp quanh vùng eo. Mỗi ngày xoa bóp hai lượt vào buổi sáng và tối, mỗi lượt xoa vòng quanh khoảng 50 lần.
3. Đầu
Phần đầu luôn là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, chỉ cần phần đầu bị lạnh, bạn sẽ dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu, đau răng hoặc đau mỏi các dây thần kinh, tê bì chân tay. 
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người tất cơ sinh học không đội mũ vào thời tiết lạnh sẽ làm mất đi 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 4 độ thì lượng nhiệt mất đi là 60%. Khi cảm thấy nóng và toát mồ hôi, bạn cũng không nên bỏ ngay mũ ra mà hãy tới một chỗ nào đó ấm áp và cởi mũ, như vậy bạn sẽ không bị cảm lạnh bất ngờ. 
Ngoài ra, mỗi ngày đều chải đầu nhiều lần để lợi cho việc tuần hoàn khí huyết.
4. Cổ
Phần cổ có dây thanh quản, yết hầu, nên bạn nhất định phải bảo vệ chúng khỏi những cơn gió rét bằng khăn ấm... Chỉ cần cổ lạnh bạn sẽ bị đau họng, mất tiếng…
5. Đầu gối
Đầu gối nhiễm lạnh dẫn đến sự co lại của huyết quản, cơ và các khớp, gây đau mỏi. Để bảo vệ đầu gối, bạn nên mặc những loại quần có lông ấm bên trong và không hoạt động quá sức. Hãy nhớ thường xuyên xoa bóp đầu gối và giữ ấm cho đầu gối ngay cả khi ngồi phòng điều hòa mát lạnh vào mùa hè.
6. Tai
Tai có diện tích nhỏ nhưng lại rất dễ tỏa nhiệt ra ngoài. Vành tai mỏng nên khi bị lạnh sẽ rất dễ bị sưng tấy, rát. Trời lạnh, khi đi ra ngoài, bạn hãy đeo bịt tai để bảo vệ đôi tai của mình. Khi bạn từ nơi lạnh vào ngồi trong phòng ấm, hãy lấy tay xoa hai tai để tai được ấm lên nhanh chóng. Nếu trời quá lạnh, hãy nhớ nhẹ nhàng xoa tai từ 5-10 phút mỗi buổi sáng, trưa và tối.
7. Mũi
Mũi quá khô kéo theo dịch trong mũi ít, mao mạch dễ bị vỡ gây nên chảy máu mũi hoặc chức năng của mũi giảm, dẫn đến nhiều vi khuẩn lọt vào trong phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Khi trời lạnh, ngày nào bạn cũng nên mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, dùng hai ngón tay cái vuốt dọc sống mũi, mỗi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ làm một lần để tuần hoàn máu của mũi được tốt hơn và nâng cao khả năng chống lạnh.
8. Lưng
Để tránh các bệnh về phổi, bạn không được để lưng nhiễm lạnh bằng cách mặc áo may ô dầy hoặc áo giữ nhiệt về mùa lạnh, đặc biệt không nên vì đẹp mà mặc những chiếc váy hở lưng giữa tiết trời lạnh giá.

Theo Ione.net

Thursday 18 December 2014

Chân tím tái và những dấu hiệu cảnh báo bệnh tật ở đôi chân

Các dấu hiệu khác như chuột rút, chân có vết lõm, vết bầm... đều là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Hãy quan sát đôi chân thường xuyên để phát hiện sớm khi có bệnh.

Chân tím tái

Hiện tượng này rất dễ gặp khi thời tiết trở lạnh. Nếu không mặc đủ ấm, nhất là giữ ấm phần chân, chân của bạn có thể trở nên tím tái, loang lổ thành từng mảng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới 
sức khỏe của riêng đôi chân mà còn tác động cả tới cơ thể. Nó kéo theo nhiều chứng bệnh khác như bệnh về phổi, hô hấp do không giữ ấm tốt, làm giảm sức đề kháng…

Bên cạnh đó, biểu hiện đôi chân bị tím tái có thể là do chúng ta đi giày cao gót hoặc giày dép chật thường xuyên. Nó khiến cho máu ở chân lưu thông kém, dẫn đến các vết tím loang lổ ở bàn chân, thậm chí là cả ở cẳng chân. Điều này gây nhiều ảnh hưởng xấu tới phần da và xương khớp ở chân, hơn nữa còn gây bệnh cho các cơ quan nội tạng do ở chân có nhiều huyệt liên quan đến nội tạng. Vì thế, các bạn hãy chú ý hơn trong cách chọn giày dép sức khỏe nhé!
Vết thâm đen trên bàn chân

Những vết thâm đen xuất hiện trên bàn chân là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm bởi nó là 1 trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh ung thư da. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên theo dõi liên tục trong một vài ngày, nếu chúng không mất đi hoặc thậm chí xuất hiện dày đặc hơn thì nên đi khám ngay để điều trị kịp thời nhé!

Thường xuyên bị chuột rút

Chuột rút thường xảy ra khi bị căng cơ đột ngột. Nó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ thể đang bị mất nước và thiếu một số chất thiết yếu như magie, kali, canxi. Khi bị chuột rút, bạn có thể làm giảm đau bằng cách xoa bóp vùng chân bị đau hoặc chườm khăn lạnh. Đặc biệt, hãy chú ý bổ sung ngay các chất dinh dưỡng cần thiết trên để cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh tình trạng chuột rút nhé!
Ngón chân có vết lõm hình thìa

Ngón chân là phần chúng ta ít chú ý tới, tuy nhiên, hãy chăm sóc chúng thường xuyên hơn bởi nó cũng có thể cảnh báo bạn về một số bệnh. Khi ngón chân xuất hiện những vết lõm hình thìa, màu sắc móng nhạt hơn, không còn hồng hào như trước có nghĩa là cơ thể bạn đang bị thiếu máu do không đủ huyết sắc tố. Nguyên nhân của điều này có thể là do tình trạng xuất huyết trong, kinh nguyệt thất thường… Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra, xét nghiệm máu để biết chính xác bệnh và bổ sung máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Móng chân dày và vàng ố

Nếu bạn thường xuyên sử dụng sơn móng chân, điều này cũng có thể xảy ra. Bạn nên hạn chế việc sơn móng lại để theo dõi. Nếu sơn móng không phải là nguyên nhân của điều này hoặc bạn đã ngừng việc sơn móng mà tình trạng trên vẫn tiếp diễn, hãy xem lại sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mình. Đây chính là dấu hiệu của một hệ miễn dịch hoạt động kém. Chúng mình nên hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích, thay vào đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện mỗi ngày, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc…, bạn sẽ sớm "thoát" khỏi tình trạng trên.
Theo

Wednesday 17 December 2014

Cách chăm sóc bàn chân đối với người bệnh đái tháo đường

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) thường xảy ra các biến chứng trên bàn chân như: biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân…. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần phải biết cách chăm sóc bàn chân một cách đúng đắn.

 


Người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân hàng ngày

Theo thống kê, có 5 - 7% số bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị bệnh. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân.

Những nguyên nhân

Tổn thương thần kinh ngoại biên: có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào.Tuổi càng lớn hoặc thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ biến chứng thần kinh càng tăng. Trong đó, những người bị đái tháo đường týp 1 có thể phát hiện sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được phát hiện ngay tại thời điểm mới chẩn đoán. Biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân này.

Biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm khả năng cảm nhận các cảm giác như: sờ chạm, đau đớn, nóng và lạnh. Do đó, người bệnh sẽ không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương. Y học gọi đó là hiện tượng "mất cảm giác bảo vệ". Người bệnh có thể giẫm lên một cái đinh hay một viên sỏi, hoặc bị trầy xước bàn chân mà vẫn đi cả ngày không hề hay biết, chỉ khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng hoặc một ngày nào đó mà người bệnh chợt phát hiện ra và việc điều trị lúc đó là cực kỳ khó khăn.

Tổn thương mạch máu: các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% số bệnh nhân đái tháo đường có hẹp hoặc tắc động mạch ở chân. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu ít đến sẽ làm hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và chữa lành các vết loét.

Nhiễm trùng: lượng đường trong máu cao góp phần làm cho sự phát triển của vi khuẩn được thuận lợi hơn. Do đó, các vết thương trên bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn so với người bình thường. Đồng thời, đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là những người lao động trực tiếp tại các cánh đồng hoặc nhà máy, họ tiếp xúc với nguồn vi khuẩn rất lớn, vì vậy chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nguy cơ loét và lan rộng ổ nhiễm trùng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

- Đi giày, tất không phù hợp dễ gây tổn thương cho bàn chân. Kèm với nó là tổn thương mạch máu, làm mạch máu bị xơ cứng, máu đến nuôi những vùng xa cơ thể như lòng bàn chân kém… quá trình lành vết thương kém.

- Bệnh nhân không kiểm soát được đường huyết thường suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ các biến chứng.

- Béo phì làm tăng áp lực lên bàn chân.

- Biến chứng về mắt trên bệnh nhân đái tháo đường dẫn đến giảm thị lực, làm người bệnh dễ ngã, gây tổn thương bàn chân và khó phát hiện những biến đổi trên bàn chân.

- Đa số trên bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn mỡ máu, gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân.

Phòng ngừa biến chứng

Kiểm tra bàn chân hàng ngày: nên chọn một thời điểm cố định trong ngày để ghi nhớ (tốt nhất vào ban đêm trước khi đi ngủ), chọn nơi có ánh sáng tốt, sử dụng một chiếc gương để tiện quan sát lòng bàn chân. Cần kiểm tra cả những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết bỏng.

Thường xuyên vệ sinh bàn chân sạch sẽ: sử dụng xà phòng để rửa chân mỗi ngày, chú ý lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ xát mạnh. Nếu da quá khô có thể sử dụng các loại kem giữ ẩm da, đặc biệt chú ý vùng gót chân, không thoa lên kẽ chân. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên, chú ý tránh cắt quá sát phần da.

Bảo vệ đôi chân: mang giày dép giúp tránh việc đạp lên các mảnh chai, vật sắc nhọn mà người bệnh không thấy được. Không nên mang dép kẹp vì có thể gây loét ở giữa ngón cái và ngón thứ hai. Tránh mang giày quá chật, dễ gây các vết phồng rộp ở da. Cần kiểm tra giày trước khi đi để đảm bảo không có bất cứ vật nào như cát bụi, côn trùng… có thể gây tổn thương đôi chân.

Để bảo vệ đôi chân thì Comfortor chính là giải pháp chăm sóc chân thích hợp dành cho mọi người, đặc biệt là các mẹ bầu hay người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giày dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cùng với tay nghề cao đã và đang giúp cho các sản phẩm giầy dép vì sức khỏe Comfortor nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Bạn có thể tham khảo website của Comfortor tại: www.comfortor.com.vn

 

Cẩn thận với nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, tắm hơi (khô, ướt), ngâm chân nước nóng, chườm nóng… Kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế, hoặc mu tay, khuỷu tay. Khoảng 370C là tốt nhất. Không nên tắm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân đái tháo đường đã bị suy giảm. Khi bị lạnh ban đêm cần mang tất chân trước khi đi ngủ.

Uống nhiều nước: bệnh đái tháo đường thường gây tiểu nhiều, làm bệnh nhân mất nước. Vì vậy, cần uống nhiều nước hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn được tươi tắn khỏe mạnh.

Không hút thuốc lá: các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh ĐTĐ, khi hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ này lên gấp 2 - 3 lần, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi có vết thương.

Sát trùng da: khi bị trầy xước da, cần rửa chân sạch bằng nước ấm, thoa dung dịch sát trùng, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng. Nếu vết thương quá 2 tuần mà vẫn chưa lành thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.

 

Tuesday 9 December 2014

Chăm sóc bàn chân đúng cách khi Đông về

(Dân trí) - Đến mùa Đông, bàn chân có vẻ "nhàn" hơn khi không cần thực hiện nhiệm vụ phô trương cho phái đẹp, chỉ ngủ ngoan trong tất và giày. Nhưng nhiêu đó chưa đủ để bạn đền đáp và cải tạo sức khỏe cho "người bạn thân" này sau cả mùa Hè rong ruổi trên xăng đan cao gót, mang đủ loại màu sơn đọ sắc cùng ánh nắng chói chang.

Hãy thực hiện thêm các bước sau để bảo vệ, chăm sóc cho chân của bạn:

Rửa chân sạch sẽ

... để loại trừ mọi nguy cơ nhiễm trùng hay các vấn đề về da. Rửa chân hàng ngày với nước ấm, dùng bàn chải mềm để cọ các móng chân, kẽ chân bởi đó là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn.

Tẩy da chết

Đây là một trong những bước quan trọng trong chăm sóc chân mùa Đông. 

Bạn cần miếng bọt biển để chà xát, massage cho bong những tế bào da chết, tăng tuần hoàn máu, cho da chân được mềm và sạch hơn. Tẩy da chết cũng giúp bạn giảm đau do việc đi giày cao gót mang lại.

Dưỡng ẩm

Bạn cần hình thành cho mình thói quen dưỡng ẩm cho chân. Vùng da chân không có dầu nên rất dễ bị khô. Chân khô sẽ trở thành nứt nẻ, gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Bạn cần dưỡng ẩm ngày 2 lần, một lần sau khi tắm và một lần trước khi lên giường đi ngủ vào buổi tối.

Rửa móng chân

Cắt móng chân sạch sẽ và cọ rửa với bàn chải mềm trong nước ấm. Cho thêm một chút muối sẽ tốt hơn. Dưỡng ẩm ngay sau khi đã rửa chân sạch sẽ.

Nhớ: Luôn đi tất

Đây là một trong những cách chăm sóc chân tốt nhất trong mùa Đông, để bảo vệ chân không bị tổn thương, khô ráp, lại giữ gìn được sức khỏe cơ thể bạn. Bạn nên đi tất ngay sau khi dưỡng ẩm, như vậy da chân sẽ càng mềm mại.

Cuối cùng, nhớ ăn lành mạnh và uống thật nhiều nước.

 

Sunday 7 December 2014

Những bộ phận dễ bị lão hóa nhất trong cơ thể

Nếu không chăm sóc, chúng s khiến bn git mình v tc đ lão hóa.


ảnh minh họa
Khủy tay, đầu gối
Là những bộ phận tập trung ít mỡ nhất, hơn nữa đây là bộ phận thường xuyên phải cử động, xoay chuyển theo nhiều tư thế khác nhau nhưng lại ít nhận được sự quan tâm chăm sóc của "chủ nhân".

Ước tính hàng ngày vùng khớp gối và khủy tay phải vận động hàng trăm ngàn lần theo hoạt động của cơ thể. Đó là chưa kể việc bạn chống tay, quỳ gối vào những mặt phẳng thô ráp sẽ càng khiến cho vùng da ở những bộ phận này hình thành nhiều nếp nhăn hơn.

Tất cả những yếu tố này cũng lý giải vì sao vùng da đầu gối và vùng da khủy là vùng da thô ráp, sậm màu và xuất hiện nhiều nếp nhăn đến thế ngay kể cả khi bạn còn là đứa trẻ. Theo năm tháng những bộ phận này sẽ càng trở nên già nua, xấu xí. Vì thế đòi hỏi bạn phải thường xuyên dưỡng ẩm, mát xa bằng những loại tinh dầu hoặc kem dưỡng để kéo dài "tuổi thanh xuân" cho những vùng da nơi đây.

Đôi bàn chân
Đôi bàn chân thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nó cũng là một trong những bộ phận phải vận động nhiều nhất trong một ngày. Hơn thế nữa đôi bàn chân còn phải "gánh vác" trọng lượng của cả cơ thể, là bộ phận ít được "che chắn" bằng kem chống nắng.

Chưa hết, nhiều người còn thường xuyên có thói quen đi dép xỏ ngón, sandal, giày cao gót đều gây bất lợi cho đôi chân. Đôi chân không những vì thế mà bị lão hóa nhanh thậm chí còn gây biến dạng xương chân hay những bệnh lý khác về sức khỏe.

Vì thế để đẩy lùi nguy cơ đôi bàn chân nhanh bị lão hóa bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày dép cao gót và đừng quên áp dụng những "chiến thuật" chống nắng cần thiết cho đôi bàn chân.

Cổ
Một trong những thủ phạm hàng đầu gây giày dép cho bệnh nhân tiểu đường nên tình trạng lão hóa da là ánh nắng từ mặt trời, do quá trình hoạt động mạnh mẽ của tia cực tím. Làn da sẽ dễ bị trùng, nhão, đen và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Vùng da cổ thường xuyên phải cử động rất nhiều trong nhiều tư thế, nhiều trạng thái chính vì thế nguy cơ bị già hóa là điều khó tránh.

Để vùng da cổ luôn "nuột nà" bạn cần có thói quen thoa kem chống nắng cho vùng da cổ, sử dụng kem dưỡng ẩm và những loại mặt nạ tái tạo collagen, chống lão hóa cho da.

Đôi bàn tay
Qua thời gian và năm tháng đôi bàn tay là bộ phận dễ nhận thấy những dấu hiệu của "tuổi già"' nhất. Ngoài sự tác động của ánh nắng mặt trời thì đôi bàn tay còn phải tiếp xúc với mọi điều kiện nhiệt độ, tham gia vào đại đa số những hoạt động của cơ thể và không ngoại trừ cả những hành động thô bạo ví như chà xát, tiếp xúc với nước, hóa chất tẩy rửa….

Hơn thế nữa, vùng da tay lại là vùng da mỏng manh hơn những vùng da khác của cơ thể nên nguy cơ lão hóa cũng nhiều hơn so với những vùng da khác.

Để sở hữu đôi tay "không tuổi" bạn nên hạn chế dùng đôi bàn tay trực tiếp làm việc nhà, tiếp xúc với hóa chất, nước nóng, nước lạnh mà nên dùng găng tay cao su. Khi ra ngoài trời mùa hè cũng như mùa đông cần đeo găng tay để bảo vệ. Thường xuyên dùng tinh dầu dừa hoặc tinh dầu oliu để mát xa sẽ có tác dụng chống lão hóa cho đôi bàn tay.