Tuesday 26 August 2014

Đái tháo đường týp 2 và những biến chứng

Những người bị đái tháo đường týp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và không phụ thuộc insulin. Vấn đề điều trị bệnh đái tháo đường là biết rõ điều gì sẽ xảy ra và kiểm soát chúng ở ngưỡng an toàn.

Các dấu hiệu và hội chứng của bệnh đái tháo đường không điều trị bao gồm:

- Mệt mỏi.
- Khát: uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.
- Sụt cân.
- Cảm giác bị châm chích, "nhoi nhói".
- Nhìn mờ.
- Ngứa.
- Dễ nhiễm trùng.
- Táo bón.
- Vọp bẻ, chuột rút.

Trên thế giới hơn 100 triệu người bị đái tháo đường, khoảng 90% trong số này bị đái tháo đường týp 2. Ở một số quốc gia, gần một nửa dân số bị ĐTĐ týp 2. Chẳng hạn toàn châu Âu có từ 2 - 5% dân số bị đái tháo đường týp 2 và khoảng 5.000 - 10.000 người mới được chẩn đoán bị ĐTĐ mỗi năm.

Số người bị đái tháo đường ngày càng tăng dần trên khắp thế giới.

Những người dễ mắc bệnh

Đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện ở người >40 tuổi, họ thường nặng cân hơn bình thường, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Chẳng hạn, ở Anh, ít nhất 6 trong số 100 người >65 tuổi bị đái tháo đường týp 2.

Phụ nữ dễ bị đái tháo đường týp 2 hơn đàn ông, và đái tháo đường thì có thể một trong số 4 người thân trực hệ của bạn cũng bị đái tháo đường (cha mẹ, anh chị, con cái) hoặc sẽ bị đái tháo đường trong tương lai. Điều này không may mắn là những người đái tháo đường týp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Tóm lại, các yếu tố khiến dễ mắc bệnh lý đái tháo đường týp 2:

- Tuổi tác.

- Phụ nữ.

- Thừa cân.

- Ít vận động cơ thể.

- Các yếu tố di truyền.

- Hút thuốc lá.

Đái tháo đường týp 2 không có khả năng tạo đủ insulin để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể, hoặc không thể đáp ứng bình thường với insulin mà họ sản xuất ra. Khi xảy ra điều trên, đường trong máu sẽ tăng lên. Theo thời gian, các biến chứng của tình trạng tăng đường huyết có thể làm tổn hại đến mắt, thận, thần kinh, tim, và các mạch máu lớn của bạn.

Loại đường tăng lên trong máu của các cá thể bị đái tháo đường là glucose do thức ăn có tinh bột và thức ăn ngọt cung cấp.

Những biến chứng đái tháo đường và mắt của bạn:

Khoảng 1/5 số người được chẩn đoán bị đái tháo đường týp 2 đã có sẵn bệnh lý võng mạc (võng mạc là một màng mỏng ở đáy mắt có chức năng như một màn chiếu hình, thu nhận các hình ảnh từ bên ngoài vào mắt). Đây là bệnh lý thường không có triệu chứng cho đến khi nó rất nặng, do đó khám mắt thường xuyên hằng năm rất quan trọng đối với mọi bệnh nhân bị đái tháo đường. Việc phát hiện sớm là chìa khóa của việc điều trị thành công.

Đái tháo đường và bàn chân:

Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường (hoặc tổn thương thần kinh) thường ảnh hưởng nhất đến các thần kinh ở bàn chân và căng chân. Tổn thương này thường nhẹ và có thể kết hợp với sự mất cảm giác mà không biết. Cùng với sự cung cấp máu kém, bệnh lý thần kinh có thể dẫn đến tổn thương tại bàn chân, nhiễm trùng bàn chân và loét bàn chân. Điều quan trọng là phải đi khám đều đặn với một chuyên gia chăm sóc bàn chân.

Biến chứng gây tổn thương tại bàn chân

Đái tháo đường và bệnh tim:

Người bị đái tháo đường dễ bị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não hơn người không bị đái tháo đường. Bạn có thể giảm các nguy cơ bị biến chứng này bằng cách ăn kiêng hợp lý và vệ sinh, ngưng hút thuốc và năng tập luyện thể dục.

Để phát hiện bạn bị đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường không được điều trị có thể không có triệu chứng gì rõ rệt, nghĩa là một số người chỉ phát hiện họ bị đái tháo đường nhờ các xét nghiệm thường quy khi họ khám bác sĩ vì một lý do khác. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng như: mệt mỏi và bứt rứt có thể được quy cho sự "làm việc quá mức" hoặc do "đã già". Kết quả là, khoảng 50% số bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 không được chẩn đoán.

Nếu bạn có một số dấu hiệu hay hội chứng nêu trên, bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ bạn bị đái tháo đường. Ở bệnh đái tháo đường, lượng đường quá cao trong máu được bài tiết ra nước tiểu, do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn xét nghiệm nước tiểu tìm xem có glucose hay không. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ cần phải đo lượng đường trong máu của bạn. 

Nếu đường máu cao bất thường và bạn có bất kỳ một trong các triệu chứng nêu trên, có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường. Khi lượng glucose máu cao hơn bình thường thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết. 

Nếu glucose trong máu của bạn chỉ cao hơn bình thường một chút thì có nghĩa là bạn bị một rối loạn gọi là rối loạn dung nạp/ bất dung nạp glucose, nghĩa là cơ thể bạn có rối loạn sự chuyển hóa glucose, và là một dấu hiệu cho biết có gì không ổn trong cơ thể bạn.

Nồng độ glucose trong máu:

Kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ khi xét nghiệm đường trong nước tiểu âm tính (không có đường trong nước tiểu) hoặc xét nghiệm lượng đường trong máu ở giới hạn bình thường. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi lượng đường trong máu bạn.

AloBacsi.vn
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Sức khỏe và Đời sống

 

3 nhóm thức ăn người tiểu đường nên ăn và cần tránh

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; Bệnh là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương, hoại thư...

Thịt gà nạc (bỏ da) tốt cho người ĐTĐ.

Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. 

Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).

Lượng bột đường (gạo, ngô, khoai...) gần với mức người bình thường (50 - 60%).

Cho phép người ĐTĐ được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...).

Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 - 25%.

Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

3 nhóm thức ăn người bệnh ĐTĐ cần đặc biệt tuân thủ

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Bạn cũng có thể tham khảo mẫu thực đơn ở bảng trên.

AloBacsi.vn
Theo ThS.BS Lê Thị Hải - Sức khỏe và Đời sống

 

Monday 25 August 2014

Nạp đạm gầy trước bữa ăn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv đã phát hiện ra dùng đồ uống có chứa đạm gầy trước bữa sáng sẽ làm giảm hàm lượng đường glucose không ổn định ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

 


ảnh minh họa

Đạm gầy là phần chất lỏng còn lại sau khi sữa được lên men thành pho mát. Đạm gầy không chỉ kiềm chế hàm lượng đường glucose của bệnh nhân tiểu đường mà còn giúp làm giảm nhu cầu về insulin.

"Uống nhiều sữa đã từ lâu được cho là giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cũng như bệnh tim mạch. Đạm gầy từ sữa làm tăng sản sinh một loại hormone ở ruột có tên GLP-1 giúp tổng hợp insulin. Điều này giúp làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn xong," bác sỹ Daniela Jakubovic thuộc khoa Tiểu đường, Trung tâm Y tế Wolfson, Đại học Tel Aviv cho biết.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 15 bệnh nhân được cho là kiểm soát tốt bệnh tiểu đường tuýp 2 của mình. Trước bữa sáng, họ được uống 250ml sữa, trong đó có 50ml đạm gầy hoặc thuốc trấn an. Cùng lúc, họ được lấy mẫu máu kiểm tra. Sau đó, các bệnh nhân được ăn bữa sáng gồm ba lát bánh mì trắng có trét nhiều đường nhằm làm tăng đường huyết của họ lên cao.

Các xét nghiệm máu sau đó cho thấy đường huyết của các bệnh nhân uống sữa chứa đạm gầy đều giảm 28% trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau bữa ăn. Họ cũng có lượng insulin được sản sinh cao hơn 150% và lượng GLP-1 cao hơn 141%.

Khả năng tăng sản sinh insulin của đạm gầy khiến nó "đứng ngang hàng, thậm chí cao hơn một bậc so với các loại thuốc chống tiểu đường khác," theo bác sỹ Jakubowicz. Hiện các nhà nghiên cứu đang tiến hành đưa vào các đợt trị liệu tiểu đường thử nghiệm dài ngày dùng đạm gầy dựa theo những kết quả nghiên cứu của mình.

 

Dấu hiệu khi vừa ngủ dậy nói lên trọng bệnh

Những dấu hiệu bất thường khi bạn mới thức giấc có thể là triệu chứng của một số bệnh như trầm cảm, tiểu đường, bệnh dạ dày….



Dưới đây là những dấu hiệu bất thường bạn cần lưu tâm:

1. Đói: triệu chứng bệnh tiểu đường

Đói khi mới thức giấc là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đói kèm theo hiện tượng u uất, chán nản và chỉ hết khi bạn ăn thật nhiều là dấu hiệu bạn bị bệnh tiểu đường.

Điều đó chứng tỏ bạn có một chế độ ăn chưa hợp lý khiến cho cơ thể không kiểm soát tốt được lượng đường.

2. Cứng người: nguy cơ bệnh khớp

Tình trạng cứng cơ, vận động khó vào thức dậy là dấu hiệu của bệnh khớp.

Bên cạnh đó, biểu hiện cứng người còn cảnh báo bạn có thể bị viêm cơ da, vết ban đỏ, da xơ cứng.

3. Mệt: rối loạn thần kinh

Giấc ngủ không ổn định khiến bạn mệt mỏi. Nó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh cho bạn.

Người khi ngủ, giấc ngủ không sâu, thường bị thức giấc sớm và khó ngủ lại, thêm vào đó là tình trạng mất sức, mệt mỏi, chán nản, khó ngủ tiếp thì nên cẩn trọng. 

Bởi có thể, cơ thể bạn đang cảnh báo bạn bị mắc chứng trầm cảm, rối loạn thần kinh, căng thẳng.

Thậm chí, nếu như không được chữa trị kịp thời bạn có thể bị suy giảm trí nhớ.

4. Hơi thở có mùi: nguy cơ đau dạ dày

Hơi thở có mùi khó chịu sau khi ngủ dậy có thể là một biểu hiện của bệnh dạ dày (do dư thừa axit trong dạ dày) hoặc bệnh răng miệng.

Theo Trí Thức Trẻ, các bệnh như nhiễm trùng nướu răng, răng sâu có lỗ hổng, nhiều cao răng, lưỡi bị viêm là nơi mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi. 

Hơi thở hôi cũng có thể là do chế độ ăn uống của bạn vào tối hôm trước chứa nhiều chất kích thích, chất béo khó tiêu… Bạn nên đi khám để biết nguyên nhân. 

Nếu nguyên nhân do bệnh ở dạ dày, răng miệng thì cần được điều trị sớm. Còn nếu do thức ăn thì nên hạn chế ăn các loại thịt, chất béo khó tiêu, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe gia đình

 

Chất béo bão hòa trong sữa có thể giúp phòng chống tiểu đường

 

Các bánh phomát. (Nguồn: THX/TTXVN)


Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng chất béo bão hòa trong sữa có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Và đây là tin vui cho tất cả những người yêu thích phomát.

Phóng viên TTXVN tại Ottawa (Canada) dẫn kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y học, Đại học Cambridge, đăng trên báo Bưu điện Quốc gia của Canada, cho biết tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thức ăn chiên, rượu và thức ăn có chứa nhiều carbohydrate có thể tác động đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong khi các loại thực phẩm làm từ sữa có thể giúp chống lại bệnh tật.

Theo tiến sỹ Nita Forouhi, một thành viên của nhóm nghiên cứu trên, những phát hiện mới cung cấp đầy đủ các bằng chứng cho thấy axit béo bão hòa ở mỗi cá nhân là không giống nhau. 

Thách thức lớn nhất đó là việc làm thế nào để xác định chính xác mức độ của các axit béo trong máu tương ứng với những loại thực phẩm khác nhau mà con người tiêu thụ mỗi ngày.

Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như bơ, phomát và thịt đỏ. Nó thường được coi là không lành mạnh và có liên quan đến sự gia tăng lượng cholesterol trong máu cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Các chất béo bão hòa khác nhau có thể được phát hiện trong cơ thể thông qua việc tìm kiếm chuỗi bão hòa phân tử axit béo chẵn hoặc lẻ hoặc thậm chí là số nguyên tử cácbon.

Cũng theo ông Forouhi, những phân tử với số lẻ của các nguyên tử cácbon 15 và 17 được kết hợp với các thực phẩm như sữa chua, phomát và sữa dường như có tác dụng chống lại bệnh tật.

Trong khi đó, các phân tử với số chẵn của các nguyên tử carbon 14, 16 và 18 lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, căn bệnh phổ biến nhất mà gần 3 triệu người đã mắc phải ở Anh. 

Những axit béo bão hòa chuỗi lẻ thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, phù hợp với một số nghiên cứu gần đây khẳng định rằng việc ăn sữa chua và những sản phẩm khác được làm từ sữa có thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nghiên cứu nói trên được thực hiện thông qua các cuộc điều tra về mối liên hệ giữa nồng độ axit béo bão hòa trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã xem xét chế độ ăn uống của hơn 340.000 người thuộc 8 quốc gia châu Âu, trong đó có hơn 12.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường./.

 

Bốn cách đơn giản để ngừa bệnh tiểu đường

Hãy giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và giảm cân, theo Womansday.

 


ảnh minh họa

Ngủ sớm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Rút ngắn thời gian chợp mắt của bạn ảnh hưởng đến lượng insulin và nồng độ hoóc môn khác cũng như sự chuyển hóa đường trong máu. Vì vậy, hãy tập thói quen ngủ sớm.

Chọn thực phẩm thay thế

Thay vì chọn những loại thực phẩm bạn thích, hãy chọn những loại thực phẩm lành mạnh. Ví dụ: thay gạo trắng bằng gạo lứt, thay món chiên bằng món nướng, luộc, hấp…

Chia đôi phần thức ăn

Chia phần thức ăn trong bữa ăn làm hai phần, một phần là rau quả và một phần là chất đạm (như gà, cá) và thực phẩm giàu carbohydrate như gạo lứt.

Di chuyển nhiều

Hãy dành ít nhất 30 phút vận động trong 5 ngày suốt tuần. Nếu bạn đang xem ti vi, nên đứng dậy và chạy bộ xung quanh phòng khách trong thời gian quảng cáo. Hãy đi bộ sau bữa ăn tối. Mở nhạc và di chuyển người trong khi làm việc nhà.

 

Sunday 24 August 2014

Vòng eo càng lớn, càng dễ mắc bệnh tiểu đường

ANTĐ - Báo cáo của cơ quan y tế công cộng Anh công bố hôm 31-7 cho thấy những người trưởng thành sở hữu vòng eo lớn có nguy cơ mắc bệnh tiêu đường tuýp 2 cao gấp 5 lần.

Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE - Public Health England) cho biết họ khuyến khích mọi người theo dõi vòng eo của mình và đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở nhiều nước.

Theo báo cáo, những người đàn ông có vòng eo lớn hơn 120cm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 5 lần, trong khi đó, phụ nữ có vòng eo lớn hơn 88cm nguy cơ mắc bệnh này tăng gấp 3 lần.

Các chuyên gia PHE cho biết hiện 90% người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là do thừa cân hoặc do béo phì, trong khi đó tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường hoặc là bệnh béo phì đang ngày càng tăng.

Báo cáo cũng cho biết một thực trạng tưởng chừng rất phi lý là tình trạng nghèo đói cũng liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì ở Anh. 40% số người mắc bệnh tiểu đường lại nằm trong số người nghèo nhất.

"Bệnh tiểu đường là vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng có thể dẫn đến những hậu quả cực kỳ nguy hiểm như cắt cụt tay, chân hoặc mù lòa, thậm chí đẫn dến tử vong", Tiến sĩ Alison Tedstone, Giám đốc Dinh dưỡng và béo phì của PHE cho hay.

Bà Tedstone cũng khẳng định: "Chìa khóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là giảm cân, và điều này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống ưa vận động".

Hồng Chi 
Theo THX

 

Thursday 21 August 2014

Hai loại rau thơm chữa bệnh tiểu đường

TPO - Bạn đang bị bệnh tiểu đường týp 2? Bạn sẽ có thể nhanh chóng giảm thiểu các hóa đơn thuốc nếu bổ sung lá cây hương thảo và kinh giới cay như 1 loại gia vị trong chế biến món ăn.

Thật vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định các thành phần có trong lá cây hương thảo và lá oregano - kinh giới cay (kinh giới thuộc vùng địa trung hải) có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên và tốt nhất.

Cây hương thảo

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loại rau thơm - gia vị cho nhà bếp này chứa các hợp chất có khả năng làm giảm đáng kể mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và nếu bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày có thể coi như bạn đang uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Trong nghiên cứu này, nhóm đã kiểm tra bốn loại rau thơm khác nhau, hoặc được trồng trong nhà kính hoặc trồng ngoài và phơi khô, kết quả cho thấy chúng đều có khả năng gây cản trở một enzym vốn liên quan với nguy cơ bệnh.

                                                                                                Minh Thúy

 

Công dụng có thể chưa biết của quả na

(Dân trí) - Na có chứa một lượng lớn các chất acetogenins giúp chống ung thư và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường.

1. Chống bệnh tiểu đường

Na có những đặc tính giúp kiểm soát mức độ glucose và tăng cường hấp thu lượng glucose ở cơ bắp, từ đó điều chỉnh quá trình sử dụng glucose của cơ thể. 

Những bệnh nhân tiểu đường sẽ có thể cải thiện tình trạng bệnh nếu tiêu thụ quả na ở mức vừa phải.

2. Vitamin C

Một trong các yếu tố cơ bản giúp kiểm soát được lượng đường trong cơ thể là cung cấp đủ vitamin C. 

Na rất giàu vitamin C, khi ăn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn cả thuốc điều trị. Đây là một cách rất đơn giản gặt nhưng có thể mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân tiểu đường.

3. Ma-giê

Đây là chất khoáng quan trọng thứ ba trong cơ thể của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng ma-giê thấp trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường.

Ma-giê có trong quả na sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất insulin trong cơ thể và giúp điều tiết lượng glucose.

4. Kali

Khi không cung cấp đầy đủ kali, cơ thể sẽ có nguy cơ cao về bệnh tiểu đường. Ngược lại, cung cấp một lượng kali vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. 

Kali thường hữu ích trong các quá trình hoạt động của tế bào, dồng thời giúp điều chỉnh mức độ insulin trong cơ thể. Đây là điều hết sức cần thiết với bệnh nhân tiểu đường.

5. Sắt

Quả na mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu vì nó có một hàm lượng sắt rất cao giúp chống lại bệnh thiếu máu và sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt có thể gây ra các vấn đề khác ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để bổ sung vừa phải. Sắt cũng giúp quá trình sản xuất máu và rất tốt cho tim mạch.

An Nhiên

Theo Boldsky

 

Lương y Vũ Quốc Trung phân tích những bài thuốc cổ phương trị tiểu đường

Trong Đông y, bệnh tiểu đường được quy vào phạm vi thuộc chứng bệnh tiêu khát. Chứng bệnh tiểu đường đã được ghi nhận từ xa xưa và trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc điều trị.

Tuy nhiên, với các loại thảo dược, các bài thuốc dân gian, việc bệnh nhân tự ý áp dụng có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếng. Nhằm giúp độc giả có hiểu biết rõ ràng hơn về vấn đề này, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội). Lương y Trung đã phân tích các bài thuốc cổ phương hỗ trợ điều trị tiểu đường và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hiệu quả.

 

Lương y Vũ Quốc Trung phân tích những bài thuốc cổ phương trị tiểu đường.

Những bài thuốc cổ phương đã được ứng dụng

Tiểu đường thực ra không phải là bệnh lý mới của xã hội hiện đại. Từ xa xưa trong Đông y, tiểu đường đã xuất hiện với tên gọi tiêu khát. Lương y Vũ Quốc Trung phân tích: "Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể, từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch. Đó có thể chủ yếu bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch làm cơ thể luôn luôn nóng hơn bình thường… Cuối cùng, nó gây ra các chứng trạng chủ yếu như: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh và trong nước tiểu có nhiều đường nên ruồi, kiến thường bâu vào. Nguyên nhân của căn bệnh này chủ yếu là do cơ thể vốn âm hư, ngũ tạng suy nhược. Phần lớn là do chế độ ăn uống không điều độ, trong bữa ăn hàng ngày có chứa nhiều chất béo, ngọt. Hơn nữa, người mắc phải tiểu đường còn vì mất cân bằng trong đời sống tình cảm, lao động, tình dục quá độ dẫn tới thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt. Trong đó, âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong".

Trong Đông y, chứng tiêu khát gồm nhiều thể bệnh khác nhau. Vì vậy, lương y Vũ Quốc Trung khuyên người bị bệnh tiểu đường nên xác định cụ thể triệu chứng để áp dụng phương pháp điều trị và bài thuốc phù hợp. Lương y Trung phân tích một số bài thuốc nổi tiếng trong dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường như sau:

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu):

- Triệu chứng: Hay khát, uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

- Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

- Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu):

- Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm

Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu):

- Triệu chứng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

- Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

- Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

- Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

- Phương pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

- Bài thuốc: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết:

- Triệu chứng: Máu không lưu thông, đình trệ và ngưng đọng. Hoặc huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.

- Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

- Bài thuốc: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

"Ở mỗi bài thuốc, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có cách gia giảm các vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, cách chế biến chung là mỗi thang thuốc được cho vào 1 lít nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Ngoài ra, khi uống thuốc, người bệnh tiểu đường cần phải có chế độ ăn uống và các phương pháp luyện tập thể dục hàng ngày", lương y Trung cho biết.

Đậu đen xanh lòng là một thực phẩm quý giúp phòng và chữa trị tiểu đường.

Bài thuốc hiệu quả từ đậu đen xanh lòng

Ngoài các bài thuốc cổ phương trên thì lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến khích người bệnh tiểu đường nên sử dụng kết hợp thêm một số "vị thuốc đặc biệt" từ tự nhiên. Trong đó, đậu đen xanh lòng là một trong những dược liệu quý mà từ xưa đến nay dân gian sử dụng nhiều. "Đậu đen có vị hơi ngọt, tính ấm, đi vào hai kinh can thận. Có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Ngay từ xa xưa, người ta đã dùng đậu đen làm thuốc chữa bệnh. Tuệ Tĩnh đã giới thiệu nhiều phương thuốc chữa bệnh bằng đậu đen, trong đó có chữa chứng tiêu khát do thận hư, bằng cách: dùng đậu đen và thiên hoa phấn – hai vị lượng bằng nhau đem tán nhỏ, làm thành viên để uống với nước sắc đậu đen", lương y Trung cho biết.

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nan y. Hiện nay, y học thế giới không có thuốc để trị dứt bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Lương y Vũ Quốc Trung khuyên mọi người, đặc biệt là những người bị tiểu đường nên sử dụng liên tục đậu đen xanh lòng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Cách sử dụng đậu đen phổ biến thường là nấu chè hoặc ninh nhừ lên ăn. Đặc biệt, đối với bệnh đái tháo đường, lương y Trung khuyên nên thường xuyên sử dụng bài thuốc sau: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ và ăn hằng ngày. Việc sử dụng thường xuyên đậu đen như trên không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.

Theo như các nghiên cứu khoa học thì đậu đen xanh lòng giúp cơ thể thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, trị ốm vặt, ổn định huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, tăng sức đề kháng, chống chọi bệnh tật. Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hữu ích. Lương y Vũ Quốc Trung cho biết: "Đậu đen là loại thực phẩm đầu bảng giàu chất xơ. Chất xơ trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trong trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định đường huyết. Bởi vậy từ lâu đậu đen xanh lòng được coi là loại thuốc quý được ví như "thần dược". Đây là phương pháp thanh lọc cơ thể tuy thô sơ, đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao".

Nuốt đậu đen sống là phản khoa học

Trong dân gian lâu nay còn lưu truyền rằng, mỗi ngày nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng sống vào buổi sáng với nước muối nhạt thì rất có lợi cho sức khoẻ và đặc biệt là phòng chống và chữa trị bệnh tiểu đường. Cũng có ý kiến rằng, nam nên uống bảy hạt, nữ uống chín hạt, từ đó mà bội lên tuỳ theo sở thích từng người. Về vấn đề này, lương y Vũ Quốc Trung cho rằng chưa có cơ sở cả trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. "Việc nuốt hạt đậu đen sống dễ gây tai biến nguy hiểm cho các trường hợp tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày. Trên thực tế, nhiều trường hợp áp dụng phương pháp này đã nguy hiểm đến tính mạng. Còn chuyện sử dụng 49 hạt hay nam dùng bảy hạt, nữ dùng chín hạt chỉ là quan niệm mê tín từ xa xưa. Do vậy, tốt nhất khi sử dụng đậu đen, mọi người nên qua chế biến để đảm bảo vệ sinh và tránh nguy hại đến sức khỏe", lương y Trung cho biết.

 

 

Wednesday 20 August 2014

3 thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh xa

Ăn kiêng đối với bệnh tiểu đường nhằm duy trì lượng đường ổn định trong máu. Có những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng lại gây nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 3 loại thực phẩm bệnh nhân nên tránh xa.

Ảnh minh họa: Internet

Hoa quả khô

Các loại hoa quả khô nói chung rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng làm giảm nguy cơ bị táo bón. Song, những loại quả như nho khô hay mơ phơi khô chứa nhiều đường cô đặc và làm tăng vọt nồng độ đường trong máu.

Sữa tươi nguyên chất

Các chất béo bão hòa có trong các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các chất béo bão hòa cũng ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

Nhiều người cho rằng nước ép trái cây tốt cho sức khỏe mọi đối tượng. Thực tế thì nước ép không có chất xơ, lại chứa khá nhiều đường do lượng đường tự nhiên sẵn có trong hoa quả. Do đó, đây là thực phẩm không lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.

Bánh mì

Mặc dù với nhiều người, bánh mỳ là loại thực phẩm không thể thiếu. Song, bánh mì, mì ống và ngay cả gạo đều chứa nhiều tinh bột, sẽ gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Bánh mì dùng kèm ngũ cốc nguyên hạt sẽ là sự lựa chọn tốt hơn trong trường hợp này.

Khoai tây chiên nói riêng và các món ăn chứa nhiều dầu mỡ nói chung đều làm tăng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, dầu mỡ cũng không tốt cho hệ tim mạch.

 

Những thực phẩm giúp phòng bệnh tiểu đường

Nghệ, cà phê, chocolate đen, sữa chua, dâu tây, rượu vang đỏ... có tác dụng giúp phòng bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn phòng căn bệnh nguy hiểm này:

Curcumin (nghệ)

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Diabetes Care, curcumin, một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ, có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 240 người có lượng đường huyết cao, nhưng chưa cao tới mức bị tiểu đường. Một nửa trong số đó dùng chiết xuất nghệ dạng viên 1.500 mg hàng ngày, trong khi nhóm còn lại dùng giả dược. Sau 9 tháng, 16,4% nhóm dùng giả dược bị tiểu đường. Nhóm dùng curcumin thì không có ai bị. Tuy cần có thêm nghiên cứu để xác định những tác dụng lâu dài của curcumin nhưng những kết quả ban đầu này là rất hứa hẹn. Trong khi chờ đợi, bạn có thể bổ sung nghệ vào thực đơn của mình.

Ảnh: menshealth.

Các loại hạt

Một nghiên cứu được ĐH bang Louisiana, Mỹ, thực hiện năm 2011 chỉ ra rằng những người ăn ít nhất 7 g hạt mỗi ngày đã giảm 5% tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa, một yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tiểu đường tuýp 2.

Pho mai và sữa chua

Nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Clinical Nutrition cho biết những người dùng nhiều sản phẩm sữa lên men nhất như sữa chua, pho mai và sữa lên men như kefir giảm 12% nguy cơ bị tiểu đường so với những người ăn các sản phẩm sữa. Các nhà nghiên cứu tin rằng các loại vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy trong thực phẩm lên men có thể có lợi.

Dâu tây

Các nhà khoa học Anh mới đây phát hiện ra rằng chiết xuất từ dâu tây giúp cơ thể kích hoạt một loại protein làm giảm lipid máu và cholesterol xấu, cả hai yếu tố này đều góp phần vào sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu sơ bộ được đăng trên tờ British Journal of Nutrition đầu năm nay chỉ ra rằng dâu tây có thể giúp làm giảm nồng độ đường huyết ở chuột.

Rượu vang đỏ

Bạn đã biết rượu vang đỏ giúp tăng cường sức khỏe nhưng ngoài ra nó còn có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng resveratrol, hợp chất siêu mạnh được tìm thấy ở vỏ quả nho có thể giúp cải thiện chức năng đường huyết - điều chỉnh hormon insulin và giảm nồng độ đường huyết. Phần lớn dữ liệu về resveratrol là từ các nghiên cứu về động vật, vì vậy cần có thêm nghiên cứu để tìm hiểu hợp chất này có tác động như thế nào ở người. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, sử dụng một lượng vừa phải rượu vang đỏ, dưới 2 ly mỗi ngày đối với nam giới, là tốt cho sức khỏe.

Chocolate đen

Theo một bài tổng quan trên tờ British Medical Journal, những người thường xuyên sử dụng chocolate giảm 31% nguy cơ bệnh tiểu đường, chưa kể đến giảm 37% nguy cơ bệnh tim mạch và 29% nguy cơ đột quỵ so với những người không ăn chocolate thường xuyên. Các nghiên cứu đã xem xét tất cả loại chocolate thì chocolate đen có tác dụng tăng cường sức khỏe nhất. Nghiên cứu trước đây cho thấy chocolate đen có thể cải thiện độ nhạy insulin, giảm cả huyết áp và kháng insulin. Để tăng cường sức khỏe mà không phải ăn nhiều calo, tăng cường sử dụng cacao, loại chocolate càng tối màu càng chứa ít đường.

Quế

Ăn quế có thể làm giảm đường huyết lúc đói. Đây là lợi ích hàng đầu của quế. Loại gia vị này đã được chứng minh là làm giảm cholesterol xấu, triglyceride và cải thiện độ nhạy insulin. Hãy khuấy một thìa nhỏ vào cốc cà phê buổi sáng của bạn, rắc một ít trên bánh mì nướng hoặc thêm một chút vào cháo bột yến mạch.

Cà phê

Một báo cáo mới trên tờ Journal of Agricultural and Food Chemistry cho biết loại đồ uống này chứa các hợp chất ức chế một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người uống nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày giảm 50% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Táo

Theo nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Clinical Nutrition, việc ăn nhiều hoa quả giàu anthocyanin như táo, lê, việt quất có liên quan với giảm 23% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Ăn ít nhất 5 khẩu phần táo mỗi tuần sẽ có được lợi ích tối đa.

Cải bó xôi và cải xoăn

Bạn đã biết rằng các loại rau lá xanh như rau bina (cải bó xôi) và cải xoăn là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng bạn có biết chúng còn có thể giảm nguy cơ tiểu đường. Theo một đánh giá tổng quan trên British Medical Journal, chỉ cần tăng 1,15 khẩu phần hàng ngày có thể giảm 14% nguy cơ tiểu đường.

Nước

Không phải là loại thực phẩm nhưng nước có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Các nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu 3.000 người trong giai đoạn 9 năm và phát hiện ra rằng những người uống nhiều nước nhất, nhiều hơn một lít mỗi ngày thì giảm 21% khả năng bị đường huyết cao so với những người sử dụng ít hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng tăng mức vasopressin, loại hormone điều tiết lượng nước trong cơ thể, có thể dẫn tới tăng đường huyết. Khi bạn không uống đủ nước, mức vasopressin sẽ tăng lên. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tăng vasopressin có nghĩa là lượng đường huyết cao hơn.

Hải Ngân (Theo menshealth)

 

Tuesday 19 August 2014

Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là làm cơ thể giảm sức đề kháng, khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng lên. Do vậy các bệnh lý về răng - hàm - mặt cũng trở nên nguy hiểm hơn.

Bệnh nhân đang tự kiểm tra đường huyết.

Viêm nha chu

Vi khuẩn trong mảng bám có thể gây ra viêm nướu, và nướu không còn dính lên răng, dẫn đến bệnh viêm nha chu. Điều này dễ xảy ra khi các mảng bám trên răng không được loại bỏ thường xuyên. Bệnh nha chu không được điều trị sớm có thể gây mất xương ổ răng và thậm chí gây mất răng.

Những người tiểu đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao, và thường nặng hơn so với người không tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm mức đó viêm nha chu.

Để ngăn ngừa các bệnh, cần chăm sóc răng miệng tốt và thường xuyên đến kiểm tra tại trung tâm nha khoa. Mảng bám lâu ngày trở nên cứng chắc, gọi là vôi răng hay cao răng, đọng lại trên bề mặt răng, trên và dưới đường viền nướu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu. Để loại bỏ vôi răng cần đến vệ sinh răng ở các cơ sở nha khoa chuyên nghiệp.

Sự tiến triển của vôi răng gây ra nha chu.

Nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng của bệnh nha chu: nướu răng dễ bị chảy máu, nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng, khi ấn vào nướu thấy mủ chảy ra giữa răng và nướu, hơi thở hôi dai dẳng, răng lung lay hoặc thưa ra, cần phải nhanh chóng đến khám bác sĩ răng hàm mặt.

Nhiễm nấm

Cũng như vi khuẩn, nấm tồn tại tự nhiên trong miệng. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ kìm hãm sự phát triển của nấm. Tuy nhiên, người bị tiểu đường có hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên nguy cơ nhiếm nấm cao. Những người hút thuốc, đeo hàm giả, hoặc cần phải được điều trị thường xuyên với thuốc kháng sinh rất dễ bị nấm. Lượng đường máu cao cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Nấm candida miệng (tưa miệng là một nhiễm nấm thường xảy ra trong miệng. Tưa miệng gây đau và có thể dẫn đến loét. Vết tưa miệng ở lưỡi gây đau, cảm giác nóng rát và gây khó khăn trong việc nuốt. Nếu có các triệu chứng trên, cần đến bác sĩ để được điều trị sớm.

Biện pháp để duy trì sức khỏe răng miệng

Vệ sinh răng miệng tốt rất quan trọng để đạt được sức khỏe răng miệng. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, và làm sạch bề mặt giữa các răng bằng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng một lần một ngày. Thêm vào đó là đến khám định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần để các bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh của bạn, từ đó đưa ra chiến lược chăm sóc và điều trị.

Vệ sinh răng miệng tốt luôn là biện pháp phòng bệnh tối ưu.

Để giảm nguy cơ nhiễm nấm, cần phải luôn kiểm soát tốt lượng đường huyết của bạn. Ngừng ngay việc hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và nhiễm nấm (tưa miệng). Làm tốt những điều này, chắc hẳn tỷ lệ mắc bệnh về răng miệng của bạn sẽ giảm rõ rệt, ngay cả khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

Thăm khám định ký để kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần.

 

Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu

Bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường có tác dụng giúp người bệnh luôn luôn giữ được mức đường huyết ổn định và an toàn nhất tránh tuyệt đối các biến chứng có thể xảy ra.

 


ảnh minh họa

Lợi ích của trái đậu bắp

Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha - linolenic. Những vitamin này giúp "nâng cấp" sức khỏe khá toàn diện.

Đậu bắp (okra) rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm "lý tưởng" nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống),

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc về trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Lý giải công dụng của bài thuốc:

Theo nghiên cứu khoa học chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

 

Monday 11 August 2014

Bí quyết giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Đi ng sm hơn na tiếng, phân loi thc phm trong khu phn ăn, tranh th vn đng... là nhng thói quen bn nên tp ngay đ gim nguy cơ tiu đường.

 


ảnh minh họa

Bạn có thể làm giảm cơ hội bị tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen tập thể dục hoặc giảm cân. Những thay đổi trong lối sống hằng ngày sẽ giúp bạn có cuộc sống lành mạnh và sức khỏe tốt hơn.

1. Đi ngủ sớm hơn nửa tiếng

Các nhà khoa học cho rằng ngủ ít có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Việc ngủ quá ngắn có thể tác động đến lượng insulin và một vài hormon khác cũng như tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy đặt ra mục tiêu cho buổi tối của bạn bằng cách lên giường sớm hơn nửa tiếng so với thường ngày để giảm nguy cơ bị tiểu đường.

2. Những thay thế khôn ngoan

Không cần phải thay đổi hoàn toàn thực đơn hàng ngày, thay vào đó hãy tập một chế độ ăn lành mạnh mà bạn thích thú. Ăn đồ nướng thay vì đồ chiên, dùng gạo nâu thay vì gạo vàng hoặc gạo trắng....

3. Phân loại thực phẩm trong khẩu phần ăn

Để có một chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể chia đĩa thức ăn của mình ra làm 2 phần. Một phần là rau và hoa quả. Phần còn lại gồm 1/4 thực phẩm chứa protein như gà hoặc cá, còn lại là thức ăn giàu carbohydrate như gạo nâu.

4. Vận động nhiều hơn

Mỗi ngày bạn nên vận động ít nhất 30 phút, điều này rất quan trọng, nhưng bạn không nhất thiết phải tập đủ một lúc. Nếu bạn đang xem TV, hãy đứng dậy và đi vòng quanh phòng khách trong lúc quảng cáo. Bạn cũng nên đi bộ sau bữa ăn tối hoặc mở nhạc và nhảy trong lúc bạn đang làm việc nhà chẳng hạn.

5. Sự liên kết với tim

Nếu bạn đang bị tiểu đường tuýp 2, nguy cơ bị bệnh tim sẽ tăng lên. Bệnh tim ở những bệnh nhân tiểu đường rất khó phát hiện vì nó gần giống với triệu chứng đau của bệnh này. Một số chuyên gia khuyến cáo phụ nữ từ 60 tuổi bị tiểu đường mà có những dấu hiệu nguy cơ của bệnh tim, nên dùng thuốc ngăn ngừa bệnh tim hằng ngày chẳng hạn như aspirin.