Wednesday 29 October 2014

Tránh tiểu đường bằng thói quen tốt

Những thay đổi đơn giản có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Điều cần thiết là bạn phải chú ý giữ gìn sức khỏe.


Chế độ ăn uống và vận động phù hợp sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường - Ảnh: Shutterstock 

Giám sát trọng lượng cơ thể. Bệnh tiểu đường có liên quan đến thừa cân và béo phì. Người mập có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường dạng 2. Muốn giảm trọng lượng, cần xem lại chế độ ăn uống hiện tại và tìm cách hạn chế lượng calo đưa vào cơ thể. Hơn nữa, theo các chuyên gia, ngay cả khi trọng lượng cơ thể khá ổn, bạn vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường nếu sở hữu vòng eo rộng (77 cm hoặc lớn hơn đối với phụ nữ và 89 cm hoặc lớn hơn đối với nam giới). Một vòng eo phì nhiêu cảnh báo lượng chất béo nội tạng hay còn gọi là mỡ bụng đang bị dư thừa, có thể làm tăng nguy cơ đề kháng insulin của cơ thể. Vì vậy, bằng mọi cách phải giữ được thể trạng cân đối. Để thu nhỏ vòng eo, tránh tiêu thụ các loại đường và carbohydrate tinh chế, đồng thời chọn ngũ cốc nguyên hạt thay thế. Ngoài ra, bổ sung chất béo không bão hòa đơn lành mạnh như trái bơ, dầu ô liu và các a xít béo omega 3 (được tìm thấy trong nhiều loại cá) vào chế độ ăn uống một cách thường xuyên.

Loại bỏ các dấu hiệu stress. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng stress mãn tính có thể nâng cao nguy cơ bệnh tiểu đường. Nếu bạn liên tục mệt mỏi và lo lắng, hãy tập thói quen hít thở sâu mỗi khi đối mặt với tình huống căng thẳng. Hít thở sâu được chứng minh là một trong những cách tốt nhất giúp giảm căng thẳng và có thể thực hiện ở mọi nơi. Hoạt động hít thở sâu gửi một thông điệp tới não giúp lấy lại sự bình tĩnh và thư giãn. Để làm điều này, hãy thực hiện các bước đơn giản sau: ngồi ở vị trí thoải mái, đặt một tay lên bụng, ngay dưới xương sườn, tay kia để trên ngực. Hít vào thật sâu bằng mũi để đẩy không khí ra khỏi bụng, nhưng vẫn giữ nguyên bàn tay trên ngực. Sau đó, thở ra từ từ bằng miệng như thể đang huýt sáo. Lặp lại các bước trên từ 5 đến 10 lần sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tĩnh tại trong tâm hồn. Hít thở sâu có thể làm chậm nhịp tim, giúp chống lại căng thẳng mãn tính và bệnh tiểu đường.

Siêng vận động. Lười vận động không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim mạch mà còn là nguyên nhân lớn làm phát triển bệnh tiểu đường. Khi vận động, các tế bào nhạy cảm hơn với insulin và có thể xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn. Khi cơ thể không hoạt động, các tế bào có nhiều khả năng trở nên kháng insulin (có nghĩa là cản trở insulin vào các tế bào). Điều này làm lượng đường trong máu tăng lên. Để ngăn chặn cơ chế này, hãy tập thói quen hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Hạ Yên

 

Tuesday 28 October 2014

6 bước cho bàn chân đẹp hoàn hảo

Hãy thực hiện theo 6 bước dưới đây để có đôi bàn chân mịn màng, quyến rũ.

Dưới đây là 6 bước giúp bạn luôn có đôi bàn chân mịn màng hấp dẫn.

Bước 1: Tẩy bụi bẩn

Tẩy bụi bẩn cho chân

Bước làm sạch đầu tiên là phải loại bỏ những lớp bụi bẩn bám vào bề mặt ngoài của đôi bàn chân.

Cách làm: Bạn có thể dùng nước ấm cùng với một loại dầu gội nhẹ, baking soda cùng với bọt đá để làm bong lớp biểu bì thái hóa, đem lại vẻ mịn màng cho đôi bàn chân.

Bước 2: Loại bỏ sơn móng chân

Lau sạch móng chân

Lớp sơn móng chân cần phải được loại bỏ hàng ngày, vì chúng không có tác dụng làm đẹp mãi mãi. Nếu để quá lâu chúng sẽ trở thành chất gây tổn hại đến sức khỏe của móng chân.

Cách làm: Sử dụng một quả bóng bông cùng với nước tẩy rửa móng chuyên dụng để làm sạch toàn bộ lớp sơn móng chân cũ. Cuối cùng nên sử dụng dụng cụ chuyên dùng để cắt tỉa, lấy lại hình dạng cần thiết cho móng chân.

Bước 3: Ngâm chân

Để làn da bàn chân có được sự đàn hồi và độ mịn màng cần thiết, sau các bước tẩy rửa thì bạn cần phải có bước ngâm chân.

Cách làm: Bạn sử dụng một chậu nước ấm hòa cùng với một ít muối biển. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng baking soda và một ít tinh dầu hoa oải hương, hoa cúc…. Bàn chân của bạn sẽ nhanh chóng có được độ ẩm và sự mịn màng chỉ sau 5 phút.

Bước 4: Loại bỏ tế bào chết

 Bước 1 giúp bạn loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da,  đến bước này sẽ giúp bạn loại bỏ lớp tế bào chết trên bàn chân và kích thích quá trình tái tạo tế bào mới.

Cách làm: Sử dụng một miếng bọt đá để chà xát lên toàn bộ bàn chân làm long lớp tế bào chết rồi dùng khăn khô mềm lau sạch.

Bước 5: Lưu thông mạch huyết

Bạn đừng sốt ruột mà bỏ qua bước này, vì sau các bước làm sạch, các mạch máu bị tác động làm ứ trệ sự hoạt động không tốt cho sức khỏe. Vì thế, cần phải được xoa bóp tạo độ ấm và sự lưu thông các mạch huyết dưới da cung cấp dinh dưỡng mà màu sắc tự nhiên.

Cách làm: Nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoa nhẹ và chuyển động tròn đều trên làn da và các ngón chân. Sự kích thích này tạo điều kiện cho các mạch máu dưới da hoạt động linh hoạt hơn.

Bước 6: Làm đẹp cho móng chân

Sau các bước làm sạch cho đôi bàn chân, bạn có thể thực hiện các bước trang điểm cho vẻ đẹp của những chiếc móng chân xinh xắn theo sở thích.

(Theo Guimi) (Khám phá)

 

Monday 27 October 2014

Thói quen phổ biến gây bệnh tiểu đường

Nhng người mc tt ngáy ng nng có nguy cơ mc bnh tiu đường tăng thêm 50%. Tt ngáy càng nng, nguy cơ cao huyết áp càng ln và đàn ông d mc bnh hơn ph n.

 


Người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.

Thói quen phổ biến gây bệnh tiểu đường. Tác hại

Các chuyên gia nhận định người mắc bệnh tiểu đường thể 2, dạng phổ biến nhất và chiếm đến 90% số ca tiểu đường, có rủi ro bị nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, hoại chi... tăng cao nếu không được chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân Ngủ không đủ giấc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Ngáy ngủ

Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.

Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.

Bỏ bữa ăn sáng

Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Giờ giấc công việc bất thường

Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.



Sunday 26 October 2014

4 củ, quả trị nứt gót chân hiệu quả

Mùa hanh khô rất hay bị nứt nẻ gót chân do thiếu nước. Chị em hãy tận dụng một số củ, quả đơn giản trong bếp sẽ giúp gót chân mịt màng.

 


Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên gây nứt gót chân nhanh chóng.

Nguyên nhân nứt gót chân

Có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Cụ thể, gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên; Mất nước hoặc không uống đủ nước; Sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh; Nước tắm quá nóng; Ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên.

Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng; Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó "dạt" sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt; Giầy dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân.

Một số rối loạn và các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Người dùng thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu cũng được xem là có hiện tượng gót khô. Loại trừ nguyên nhân lão hóa do tuyến mồ hôi ở bàn chân giảm hoạt động, người trẻ nếu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến gót chân bị nứt nẻ.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường xung quanh như tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời rất lạnh hoặc nóng, trong khi môi trường trong nhà quá khô cũng có thể gây nứt gót chân.

Trị nứt gót chân

Chanh

Chanh cũng là một liệu pháp tuyệt vời để khắc phục vùng da khô. Tính axit có trong chanh sẽ loại bỏ những vùng da chết, tái sinh lớp da mới.

Dùng một miếng bông thoa nước cốt chanh lên vùng gót chân khô nứt mỗi ngày hoặc ngâm chân trong một chậu nước ấm pha với nửa chén nước cốt chanh trong khoảng 15 phút. Dùng đá kỳ cọ vùng gót chân để loại bỏ da khô, da chết rồi rửa sạch với nước ấm và lau lại bằng khăn khô.

Tính axit có trong chanh sẽ loại bỏ những vùng da chết, tái sinh lớp da mới.

Chuối

Chuối có công dụng làm sạch và dưỡng ẩm da khô rất hiệu quả vào mùa đông. Nghiền nát một quả chuối chín rồi thoa lên vùng gót chân.

Để trong khoảng 15 phút rồi rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó, ngâm chân trong nước lạnh khoảng 2 phút. Áp dụng liệu pháp này thường xuyên, bạn sẽ không còn cảm thấy vùng gót chân khô, nứt nẻ nữa.

Đu đủ chín

Không cần phải thực hiện liên tục mỗi ngày, chỉ cần đều đặn 3 lần/tuần đắp hỗn hợp đu đủ say nhuyễn và nước cốt chanh vào gót chân, giữ trong 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Gót chân của bạn sẽ được cung cấp thêm nguồn vitamin quý giá, giúp gót mềm và liền vết nứt.

Bôt nghệ

Trộn bột nghệ, long não bằng nhau cùng với gel lô hội sau đó dán trên giày cao gót rất tốt cho gót chân bị nứt.

 

Friday 24 October 2014

Thói quen phổ biến gây bệnh tiểu đường

Nhng người mc tt ngáy ng nng có nguy cơ mc bnh tiu đường tăng thêm 50%. Tt ngáy càng nng, nguy cơ cao huyết áp càng ln và đàn ông d mc bnh hơn ph n.

 


Người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Bệnh tiểu đường loại 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.

Thói quen phổ biến gây bệnh tiểu đường. Tác hại

Các chuyên gia nhận định người mắc bệnh tiểu đường thể 2, dạng phổ biến nhất và chiếm đến 90% số ca tiểu đường, có rủi ro bị nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, hoại chi... tăng cao nếu không được chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân Ngủ không đủ giấc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Ngáy ngủ

Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.

Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.

Bỏ bữa ăn sáng

Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Giờ giấc công việc bất thường

Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

 

Chơi với con cũng cần phải học

Khi hồi tưởng lại thời thơ ấu, chắc hẳn cha mẹ vẫn nhớ như in những trò chơi dân dã như trèo cây, bắn bi, đá bóng, nhảy dây… Chính những niềm vui đó đã tạo nên nhiều ký ức đẹp và trở thành điểm tựa tinh thần cho cha mẹ khi họ trưởng thành.

Vì vậy, đến khi thực sự có mái ấm nhỏ của mình, cha mẹ hơn ai hết hiểu rằng được vui chơi là món quà tuổi thơ vô giá mà đứa trẻ nào cũng muốn có. Tuy nhiên, ở thời hiện đại khi cha mẹ bận rộn với bao áp lực từ cuộc sống, liệu rằng việc cho con chơi và chơi cùng con có thực sự dễ dàng?


Bé lúc nào cũng cần được vui chơi

Khi so sánh đơn giản giữa cuộc sống ngày xưa và thời hiện đại, chúng ta dễ dàng nhận ra trẻ em thời hiện đại gặp khá nhiều thiệt thòi so với thời trước. Nếu ngày trước trẻ có vườn cây rộng rãi, đồng lúa cò bay thẳng cánh để tha hồ chơi đùa chạy nhảy cùng bạn bè thì nay, các bé hầu hết đều ở trong không gian 4 bức tường nhà, trước màn hình tivi, máy tính… Chưa kể cha mẹ bận rộn đi làm nên lắm lúc con chỉ chơi một mình, làm bạn với các thiết bị công nghệ. Với bé, vui chơi nhiều khi trở thành "món quà" xa xỉ trong những dịp được cha mẹ dẫn đi công viên, ăn uống…


Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh (Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Đọc sách cùng con) cho biết: "Từ 1 tuổi trở lên, các bé bắt đầu háo hức khám phá thế giới bên ngoài qua các trò chơi. Trẻ con không cần quá nhiều để khôn lớn. Có thể học ít đi một chút, xem tivi ít đi một vài giờ, ăn bớt đi vài món thừa chất nhưng luôn cần một sân chơi! "Sân chơi" phải là nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng. Đó là một không gian được dành riêng cho trẻ, hoặc đơn giản là những khoảng cỏ xanh hoặc đất trống. Đó là nơi trẻ được chạy nhảy, là nơi trẻ hòa mình với thiên nhiên, hít thở khí trời, làm những điều con muốn mà không bị không gian thành thị bó buộc."

Đồng tình với quan điểm rằng trẻ lúc nào cũng cần có "sân chơi" của riêng mình, chị Ngũ Thị Diệu Bình (Nhân viên văn phòng, TP.HCM) chia sẻ: "Luôn muốn con có được khoảng không gian thoải mái để chơi đùa, hai vợ chồng quyết định chuyển nhà đến Nhà Bè, ngay giữa một khoảng xanh cây cối rất mát mẻ. Tuy hơi xa trung tâm thành phố một chút nhưng Gin nhà mình thì vô cùng thích vì chỉ cần bước ra khỏi cửa là con sẽ có ngay một khoảng không gian rất thoáng đãng, tha hồ chơi đùa với bạn bè. Vào những chiều hè, gió mát rượi, bé thường cùng bạn hàng xóm chạy xe đạp dạo quanh khu phố, hái hoa bắt bướm hay nô đùa thỏa thích. Mình luôn yên tâm con sẽ có thật nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của bé."


Chị Diệu Bình luôn tạo điều kiện cho Gin vui chơi thỏa thích ngoài thiên nhiên rộng lớn.


Học cách chơi cùng con

Trong hành trình vừa chơi vừa học ấy, cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng bởi họ vừa là người thầy, vừa là người bạn đồng hành cùng con. Hơn ai hết, chỉ có cha mẹ - những người đã trải qua một thời tuổi thơ đầy hạnh phúc mới thấm thía niềm vui của quãng thời gian ấy, và cách thời thơ ấu đã nuôi dưỡng nên một người trưởng thành hạnh phúc ra sao.


Gin luôn có mẹ Diệu Bình làm bạn trong mọi trò chơi và khám phá.

Chơi cùng con thật ra không khó, nhiều cha mẹ đã và đang từng ngày cố gắng làm bạn cùng con, hiểu con hơn trong từng suy nghĩ, hành vi, phản ứng của con trước một sự việc. Chẳng hạn như khi con quấy khóc vì tranh giành đồ chơi với em, khi con nhất định không chịu mặc bộ quần áo mà mẹ nghĩ là đẹp mà chỉ chọn "bộ cánh" bé thích, hoặc khi con chỉ mê "vọc" Ipad chứ không ưa cùng mẹ đi công viên… Tất cả những chuyển biến về tâm lý đó cha mẹ nên hiểu và bằng tình cảm của mình trò chuyện với con, cổ vũ khích lệ khi con làm được thành quả nho nhỏ nào đó và sẵn sàng chơi cùng con những trò trẻ nít nhất. Có như vậy, cha mẹ và con hoàn toàn có thể cùng nhau tạo nên nhiều kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp.

Chị Trương Hoài Anh (Nhân viên văn phòng, TP.HCM) chia sẻ cách chị làm bạn với con: "Luôn trò chuyện nhỏ nhẹ, sẵn sàng cùng con vận động, chơi đùa là cách tôi cùng con tận hưởng những ngày thơ ấu quý giá. Lúc rảnh rỗi, tôi sẽ dẫn cu Kem xuống sân nhà chơi bóng rổ. Kem còn nhỏ nên dĩ nhiên không thể làm nhiều động tác chuyên nghiệp rồi, nhưng bé thích mê vì có mẹ làm bạn, cùng mẹ vờn bóng, vỗ tay rối rít khi mẹ thảy bóng vào rổ… Mỗi lần chơi với con, thấy con cười đùa sảng khoái là thêm một lần tôi thấm thía niềm hạnh phúc của người làm mẹ."


Trò chơi bóng rổ yêu thích của hai mẹ con chị Hoài Anh và Kem. 

Làm bạn cùng con không hề khó vì đó sự kết nối bền bỉ đầy yêu thương của mối quan hệ huyết thống ruột rà. Tuổi thơ của con trôi rất nhanh, ngày tháng bên con tưởng dài nhưng hóa ra lại ngắn ngủi, vì vậy cha mẹ hãy dùng tình thương của mình trở thành người bạn thân thiết thời thơ ấu của con, cùng con tạo ra những niềm vui và hồi ức tươi đẹp trong hành trình khám phá cuộc sống.

 

Thursday 23 October 2014

Giúp mẹ bầu giảm, tránh tình trạng phù nề chân

Phù nề là hiện tượng thường gặp của thai kỳ nhưng khiến mẹ bầu rất khó chịu. Dưới đây là những phương pháp đơn giản giúp bà bầu giảm, tránh tình trạng này.

5 nguyên nhân gây phù nề phổ biến nhất:

- Đứng lâu.

- Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).

- Tiêu thụ nhiều caffein.

- Ăn nhiều natri (muối).

- Làm việc vất vả.

- Thời tiết nóng bức.

Phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

Bà bầu cần làm gì?

Ăn nhạt

Muối khiến cơ thể giữ nước và góp phần gây ra tình trang phù nề khi mang thai. Vì vậy cách đơn giản nhất để bà bầu giảm phù nề là cắt giảm lượng muối. Ngoài ra, các bà bầu cũng nên tạo thói quen đọc kỹ nhãn hàng khi mua thực phẩm chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối trong đó. Tốt nhất nên ăn các sản phẩm tự nhiên, không cho thêm muối.

Thực đơn lành mạnh

Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu tình trạng phù nề là do chế độ ăn ít kali thì bạn nên bổ sung thực phẩm chức kali vào chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu kali như: rau chân vịt, khoai lang, sữa chua, nước cam, mơ khô...

Bên cạnh đó bạn cũng nên đa dạng các thực phẩm giàu protein và chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho hành trình "vượt cạn".

Uống đủ nước

Hãy đặt mục tiêu uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày hoặc theo mức khuyến cáo của bác sĩ. Uống đủ nước giúp giảm tình trạng phù nề và là lựa chọn lành mạnh hơn so với các loại nước giải khát. Nước còn có tác dụng giải độc cơ thể và giúp thai phụ phòng ngừa những vấn đề có thể gặp phải trong thời gian mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón... Tránh sử dùng đồ uống có cồn hoặc caffein vì chúng có thể làm trầm trọng tình trạng phù nề.

Tập luyện đều đặn

Năng vận động và rèn luyện thể chất đều đặn cũng sẽ giúp bà bàu tránh được chứng phù nề. Đi bộ, tập yoga, bơi lội, các bài tập giãn cơ là một số hình thức tập luyện phù hợp với bà bầu. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện an toàn, phù hợp.

Không đi giày chật

Cho dù bạn yêu thích những đôi sandal và giày cao gót thì cũng nên tạm ngừng sử dụng chúng trong thời gian mang thai. Giày, dép cao gót sẽ tạo thêm gánh nặng và khiến đôi chân mệt mỏi. Đặc biệt, mang giày, tất chật sẽ khiến bàn chân bị gò bó, tăng tình trạng phù nề. Hãy ưu tiên cho những đôi giày bệt thoải mái trong thời gian này nhé.

Tích cực massage

Bạn hãy chọn những cơ sở massage uy tín để chăm sóc chân, thư giãn và giảm mệt mỏi. Nếu không thể tới spa thì chỉ cần nhờ ông xã xoa bóp chân hoặc ngâm chân trong nước ấm để giảm sự khó chịu.

Để bảo vệ đôi chân thì Comfortor chính là giải pháp chăm sóc chân thích hợp dành cho mọi người, đặc biệt là các mẹ bầu hay người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giày dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cùng với tay nghề cao đã và đang giúp cho các sản phẩm giầy dép vì sức khỏe Comfortor nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Bạn có thể tham khảo website của Comfortor tại: www.comfortor.com.vn

 

 

 

Dinh dưỡng ‘vàng’ cho người bị bệnh tiểu đường

 

Đối với những người bị bệnh đái tháo đường thì cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản về ẩm thực điều trị là: cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn.

Hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây để biết được chế độ dinh dưỡng riêng cho người bị bệnh đái tháo đường nhé!



Ảnh minh họa

Vấn đề trọng tâm của ẩm thực điều trị bệnh đái tháo đường là cân bằng năng lượng, tức tiến hành điều tiết và khống chế chất cung cấp năng lượng đối với cơ thể.

Do vậy, ẩm thực điều trị bệnh đái tháo đường gồm 3 nguyên tắc cơ bản: cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn. Lập kế hoạch ăn uống cũng được đắn đo về 3 nguyên tắc cơ bản: tổng nhu cầu năng lượng, tỉ lệ chất dinh dưỡng glucid; protid và lipid trong tổng nhu cầu năng lượng, cũng như phương thức phân bố thức ăn trong ngày cho người bệnh.

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Mỗi người bệnh đái tháo đường trong ăn uống hằng ngày protid; lipid; glucid tạo năng lượng sẽ khác với người bình thường.

Glucid: một lượng glucid nhất định là cần thiết đối với việc cân bằng và điều tiết đường huyết một cách hài hòa. Chất bột đường cung cấp năng lượng đạt đến 40%. Ngũ cốc, bột mì, rau và các thức ăn khác có chứa chất xơ sẽ ảnh hưởng tỉ lệ hấp thu nhiều glucid, do vậy, tăng hấp thu lượng chất xơ là một trong những biện pháp quan trọng để khống chế mức đường huyết. Còn đường đơn, đường đôi, hiện nay cho rằng trong ăn uống của người bệnh đái tháo đường có thể kèm một ít saccharose và fructose, nhưng phải thận trọng khống chế, cũng như dùng phối hợp với các thức ăn khác.

Protid: lượng cung ứng nên chiếm 15 - 20% so với tổng năng lượng, mới đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể cho trẻ em mắc bệnh cũng như nhu cầu của người trưởng thành mắc bệnh duy trì hoàn chỉnh kết cấu các tổ chức cơ thể. Cần dùng nhiều protein hoàn hảo chứa nhiều acid amin cần thiết, chẳng hạn như: trứng, thịt nạc…

Lipid: lượng cung ứng không vượt quá 25 - 30% so với tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa nên giảm đi phân nửa. Ăn uống giàu chất béo làm cho người bệnh đái tháo đường gia tăng nguy cơ biến chứng bệnh mạch vành và các bệnh mạch máu khác.

Đảm bảo cân bằng phân bố thức ăn

Phân bố bữa ăn hợp lý, giúp ích cho việc điều tiết đường huyết và giữ được trong trạng thái ổn định. Năng lượng phân bố 3 bữa ăn là 1/5; 2/5; 2/5 hoặc 1/3; 1/3; 1/3; 4 bữa là 1/7; 2/7; 2/7; 2/7; 5 bữa là 2/10; 3/10; 1/10; 3/10; 1/10. Sự phân bố năng lượng nên theo thói quen ăn uống của người bệnh, cũng như căn cứ cường độ hoạt động thể lực và tình trạng điều chỉnh tùy lúc khi sử dụng insulin.

Ngày thường dùng các loại trái cây và thức ăn vặt, cũng nên tính toán về số năng lượng, sau đó khấu trừ lượng dùng của thức ăn chính có số năng lượng tương ứng.

Nên thường xuyên thay đổi thức ăn, để kích thích sự thèm ăn của người bệnh, đảm bảo hấp thu đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.

Lượng thức ăn cho cả ngày và thí dụ: thức ăn chính 225g, thịt nạc 100g, sữa bò 250ml, tàu hũ ki 25g, rau cải 600g, dầu thực vật 28g, trái cây 1 quả. Tổng cộng: glucid 216g, protid 60g, lipid 40g.

Thức ăn kỵ - hạp

Dùng thức ăn đạm tốt chứa ít cholesterol, như: sữa, trứng, chế phẩm đậu, cá, thịt nạc…

Các thức ăn chứa nhiều tinh bột như cơm, mì, khoai, bánh phở… dưới tình trạng không nâng cao tổng năng lượng có thể chọn dùng tùy ý. Khi nấu nướng, chế biến thức ăn thì dùng những chất tạo ngọt thay thế đường mà năng lượng thấp.

Tăng hấp thu chất xơ, ngoài đường thô, rau quả trái cây chứa nhiều xơ ra, còn có thể dùng thức ăn giàu algin như: rong tảo, khoai sọ…

Đảm bảo cung cấp rau quả trái cây tươi, nhưng đối với rau quả trái cây chứa nhiều đường nên hạn chế, như: mía, mít, vải, long nhãn…

Kiêng đồ ngọt chứa hydratcacbon quá nhiều, như đường glucose, saccharose, đường mạch nha, mật ong, điểm tâm ngọt, đường đỏ, đường phèn, kem, mứt, bánh ngọt…

Nguyên tắc chế biến món ăn cho người bệnh đái tháo đường là không nêm đường, nếu người bệnh thích vị ngọt, có thể dùng loại đường thay thế, chúng không chứa chất dinh dưỡng, hơn nữa vị ngọt rất mạnh, gấp 300 - 500 lần đường saccharose.

Người bệnh đái tháo đường nên ít ăn nội tạng động vật, trứng cá, thịt mỡ, mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… Ít dùng thức ăn chiên rán, vì nhiệt độ cao có thể phá hỏng acid béo không bão hòa.

Người bệnh đái tháo đường không nên uống rượu. Chuyển hóa cồn không cần insulin, do vậy uống ít rượu được "cho phép". Nhưng người ta thường cho rằng người bệnh đái tháo đường không uống rượu là tốt, bởi vì cồn ngoài việc cung cấp năng lượng ra thì không chứa chất dinh dưỡng nào khác, uống rượu lâu dài không tốt cho gan, dễ gây ra chứng cao mỡ máu và gan nhiễm mỡ. Một số người bệnh uống rượu sau khi dùng thuốc hạ đường dễ bị hồi hộp, thở ngắn, thậm chí xảy ra tụt đường huyết.

Phương pháp thực dưỡng

- Đậu ván, sau khi ngâm bỏ vỏ, xay thành tương, trộn với nước thiên hoa phấn và mật ong làm hoàn, cỡ hạt đậu, mỗi lần 20 hoàn, ngày 2 - 3 lần.

- Củ hành 200g, thịt nạc heo 100g, muối và bột nêm vừa đủ, bắc lên chảo xào chín, làm món ăn, ngày 1 lần.

- Đậu xanh 200g, bí rợ 400g. Bí rợ rửa sạch cắt nhuyễn, nấu chung với đậu xanh, cho đến đậu nhừ thì dùng. Dùng ăn thường xuyên.

- Đậu nành vừa đủ, sau khi vo sạch phơi râm, ngâm trong dấm gạo, sau 10 ngày mỗi lần dùng 30 hột, ngày 4 - 6 lần, dùng lâu dài.

- Rau cần tươi 500g, rửa sạch, cắt nhuyễn, vắt lấy nước, đun sôi thì dùng, ngày 1 lần.

- Củ mài 200g rửa sạch gọt vỏ, cắt nhuyễn. Nếp 150g vo sạch cho vào nồi nước sôi, đun chín đến phân nửa thêm vào củ mài nhuyễn, nấu chín thì hoàn tất. Ngày 1 mễ, chia dùng 2 lần.

- Nấm mèo đen 100g, đậu ván 100g, cùng tán nhuyễn, mỗi lần dùng 9g, uống với nước đun, ngày 2 - 3 lần.

- Đậu phụ 100g, thêm dầu ăn, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa xào chín, một lần dùng hết, ngày 2 lần.

- Nấm rơm tươi 50g, thịt nạc heo 50g, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa vừa đủ, thêm nước ninh canh, dùng ngay lúc ấm, ngày 1 lần.

- Đậu Hà Lan 60g, thêm nước nấu chín, dùng canh ăn đậu, dùng liền 2 - 3 tháng.

- Hằng ngày dùng lựu tươi 250g, vắt nước, trộn với nước ấm, dùng trước bữa ăn, ngày 3 lần

 

 

Wednesday 22 October 2014

Rất nhiều nguy hại nếu thường xuyên đi giày cao gót

Thường xuyên đi giày cao gót lại sẽ làm gia tăng tình trạng chấn thương chân mà nhiều chị em chưa biết tới.

 


Thường xuyên đi giày cao gót lại sẽ làm gia tăng tình trạng chấn thương chân mà nhiều chị em chưa biết tới. Ảnh minh họa

Không nghĩ giày cao gót là "thủ phạm" hại sức khỏe

Chị Đặng Hoàng  Lan Anh - 36 tuổi giáo viên chia sẻ chị không cao nên luôn có thói quen đi giày cao gót để tự tin hơn trong công việc. Kể cả đi chợ hay bất kể có công việc gì khi phải ra ngoài thì đôi giày cao gót không thể thiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây chị thấy từ đầu gối chân trở xuống gan bàn chân đau buốt, phù nề, nhiều lúc mỏi chân… Tưởng do bị xương khớp, chị lấy nước ấm ngâm chân nhưng không thấy hiệu quả.

Sau khi đi khám, chị được bác sĩ kết luận là bị bệnh giãn tĩnh mạch, nguyên nhân có thể là do mang giày cao gót liên tục trong thời gian dài.

Hay trường hợp bạn Lê Huyền Trang, 25 tuổi làm công tác hành chính (La Khê- Hà Đông), cũng phải chịu hậu quả của việc đi giày cao gót quá nhiều. Do hạn chế về chiều cao chưa được 1m50 và đặc thù công việc nên chị Trang thường xuyên phải đi giầy cao gót. Nhưng gần đây, chị thấy dấu hiệu đau các đầu ngón chân và nhức mỏi ở các bàn cả bàn chân. Bác sĩ khám cho chị cũng chẩn đoán nguyên nhân có thể do chị đi giày cao gót liên tục và chân bị bó quá mức.

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp Châu Âu, nếu đi giày cao gót trên 10 cm mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người đi dép bệt.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Thành, Bệnh viện Việt Đức, đi giày cao gót nhiều có thể gây ra một số bệnh mà chị em chưa để ý như đau nhức cột sống, viêm sưng tấy ngón chân, chai chân, sưng và biến dạng ngón chân, viêm khớp mãn tính và hàng trăm nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn khác cho sức khỏe đều có thể bắt nguồn đôi giày cao gót.

Nếu các bạn để ý sau một thời gian ngắn đi giày cao gót bạn sẽ thấy hai chân của mình xuất hiện những nốt chai sần xù xì. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.

Một đôi giày cao gót chênh vênh sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, kéo căng và xê dịch liên tục khi nó buộc phải nâng đỡ cả trọng lượng cơ thể. Nó khiến việc lưu thông máu từ chân lên toàn bộ cơ thể bị cản trở, góp phần làm gia tăng căn bệnh nhức đầu, chóng mặt do thiếu máu và ôxy lên não.

Nhiều tác hại từ giày cao gót

Theo BS Thành, bình thường bàn chân của chúng ta hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại. Khi đi giày cao gót, bạn đã chuyển phần lớn trọng lượng cơ thể của mình vào các đốt xương ngón chân vốn rất yếu ớt. Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc bạn gò bàn chân và bước đi ngắt quãng. Việc đi lại cà nhắc như thế này kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh.

Cũng theo BS Thành, khi mang giày cao gót, các cơ đùi phải hoạt động, làm nhiều, tăng sức ép cho khớp gối. Trong khi đó đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Vì vậy, thường xuyên sử dụng giầy cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương dẫn đến đau nhức chân và lan xuống các gan bàn chân.

Đi giày cao gót khiến bạn có thể gặp phải các chấn thương không đáng có như bị vấp ngã, bị gãy gót do va quệt mạnh...

Với phụ nữ làm việc trong các công sở thường xuyên đi giày cao gót thì ngoài việc máu bị dồn gây đau nhức chân, còn bị căng cơ lưng, gây áp lực cho phần xương sống. Do đó, tình trạng chấn thương, đau nhức lưng, bả vai cũng gia tăng.

Nhất với phụ nữ mang thai tuyệt đối không được mang giày cao gót. Vì khi người phụ nữ mang bầu trọng lượng cơ thể tăng lên trong khi đó đôi giày cao gót chênh vênh sẽ mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, nhiều chị em chưa biết đến đi giày cao gót thường xuyên ảnh hưởng vấn đề sinh sản của chị em vì khi đi giày cao gót, gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, bàn chân có tác dụng như một "đòn" giảm xóc cho cơ thể nhưng cũng không thể chịu được trọng lượng cơ thể quá lớn một cách thường xuyên. Việc gồng gánh này sẽ gây nguy hại cho hệ thống niệu sinh dục, dẫn tới sự thay đổi bên trong của các cơ quan. Máu có thể lưu thông không đều đến xương chậu, hoặc làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh dẫn đến khả năng sinh sản kém.

Nếu chúng ta đi bộ trên giày cao gót cũng làm cứng gân gót chân và khiến bắp chân bị kéo căng càng làm gia tăng đau nhức thậm chí phồng rộp.

Theo lời khuyên các chuyên gia về xương khớpchúng ta nên chọn những đôi giày vừa với chân, độ cao vừa phải để tạo cảm giác thoải mái để không ảnh hưởng vấn đề về xương khớp.

Chăm sóc đôi chân thường xuyên bằng việc ngâm chân mỗi ngày với nước ấm, muối… để đôi chân được mền mại và giảm bớt đau nhức.

Không nên đi giày cao gót ở địa hình gồ gề tránh việc bị vấp ngã ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để bảo vệ đôi chân thì Comfortor chính là giải pháp chăm sóc chân thích hợp dành cho mọi người, đặc biệt là các mẹ bầu hay người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giày dép COMFORTOR được phát triển hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho cấu trúc cơ sinh học của chân, thể hiện sự sáng tạo vượt trội trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cùng với tay nghề cao đã và đang giúp cho các sản phẩm giầy dép vì sức khỏe Comfortor nổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Bạn có thể tham khảo website của Comfortor tại: www.comfortor.com.vn

 

 

Người tiểu đường ăn mặn hại tim

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật, những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối, nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với không lạm dụng.

ĐH Niigata (UNP) Nhật Bản vừa kết thúc giày dép cho người mang thai nghiên cứu mang tên Japan Diabetes Complications Study nhằm nhận biết nguy cơ biến chứng ở người Nhật mắcbệnh đái tháo đường. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người mắc bệnh tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối có nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với nhóm không lạm dụng muối. 
Đái tháo đường là căn bệnh có nhiều đường trong máu, cơ thể kháng insulin làm cho đường đi thẳng vào dòng máu thay vì sản xuất năng lượng cho cơ thể.
Nhóm người tham gia có độ tuổi trung bình 40-70, hiện đang được điều trị ngoại trú thuộc 59 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn nước Nhật. Tổng thể có 1.588 người tham gia, trả lời câu hỏi liên quan đến khẩu phần ăn hàng ngày và nguy cơ biến chứng tim mạch trong vòng 8 năm. Những người tình nguyện được chia thành 4 nhóm.
Kết quả, nhóm ăn trung bình 5,9 gam muối/ngày có nguy cơ gia tăng bệnh tim gấp 2 so với nhóm ăn trung bình 2,8 gam. Hiệu ứng bất lợi nhất của việc ăn mặn là làm cho việc khống chế đường huyết gặp khó khăn. Vì vậy, nhóm chuyên gia khuyến cáo nhóm người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên giảm ăn muối để giúp duy trì ngưỡng đường huyết tối ưu, hạn chế biến chứng do đường huyết tăng gây ra, nhất là nguy cơ biến chứng gây bệnh tim mạch.
AloBacsi.vn
Theo Khắc Nguyễn - Sức khỏe và Đời sống