Wednesday 28 January 2015

Cách làm lành nhanh vết lở loét bàn chân do tiểu đường

Là biến chứng thần kinh nguy hiểm của bệnh nhân đái tháo đường hầu hết vết lở loét bàn chân do tiểu đường đều mang lại hậu quả nặng nề. Bệnh nhân có thể phải cắt cụt chân, gây tàn phế. Bệnh nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì có thể tránh được tình trạng phải cắt cụt chân.

Loét bàn chân do tiểu đường.

Nguyên nhân lở loét bàn chân do tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường bị viêm đa dây thần kinh, lan tỏa đến các chi và đặc biệt ở chân với các biểu hiện: chân tay tê rần, đôi khi có cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh, cảm giác như bị kim chích... Lâu dài, chúng sẽ mất cảm giác đau, cảm giác nhiệt. Vì thế, vết loét thường xuất hiện ở mu bàn chân, ngón cái và hay xảy ra ở những người đi giày dép chật.

Các vết lở loét bàn chân do tiểu đường thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da nhỏ nhưng do điều trị không đúng cách nên bị nhiễm trùng. Sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng và lan ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt gọt đều không có kết quả. Ngoài ra, ở bệnh nhân đái tháo đường, lượng máu vận chuyển đến để nuôi dưỡng các mô ở bàn chân rất thấp làm giảm khả năng tái tạo mô, vết loét lâu lành hơn.

Việc sử dụng băng gạc cho vết loét không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến vết loét bị bí, khó lành. Băng vết thương có thể khiến tuần hoàn tại vết lở loét kém đi, việc thay băng thường khiến vết loét thêm tổn thương. Đây là lý do tại sao màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide được xem là phát minh quan trọng của y học trong xử lý vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chăm sóc vết loét bàn chân do tiểu đường.

Xử lý đúng cách vết lở loét bàn chân do tiểu đường

Biến chứng loét bàn chân gây ra hậu quả nghiêm trọng đã kể trên. Mặc dù cố gắng thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng tránh thì vết loét vẫn xảy ra ở một vài điểm trên bàn chân. Chăm sóc vết loét là một việc khó khăn, vết loét rất dễ nhiễm trùng trở lại và tổn thương sẽ sâu hơn.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân

Để cao chân: nó sẽ làm giảm áp lực lên vết loét, vết loét bàn chân do tiểu đường càng thông thoáng thì vết thương càng nhanh lành. Đôi khi, bạn hãy để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.

Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô và tế bào đã chết. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.

Dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide giúp ngăn thấm nước, ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tái tạo mô tại vết loét da giúp cho vết loét thông thoáng và mau lành.

Sử dụng kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.

Vết loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết, đường huyết cao lại làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trính làm lành vết thương. Vì vậy, bạn cần kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng và uống thuốc điều trị đái tháo đường. Việc này sẽ giúp chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành.

 

No comments:

Post a Comment